Ủy ban ASEAN tại Nam Phi họp trao đổi tình hình Biển Đông
Tại cuộc họp, các Đại sứ ASEAN chia sẻ thông tin, bày tỏ lo ngại trước những diễn biến căng thẳng gần đây tại Biển Đông và nhất trí cho rằng ASEAN cần tăng cường đoàn kết, đồng lòng quyết tâm thúc đẩy việc duy trì, bảo đảm hòa bình ổn định, an toàn, an ninh, tự do hàng hải trên Biển Đông, coi đây là một trong những trọng tâm của các nước ASEAN trong việc hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Các Đại sứ cho rằng việc các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra tuyên bố riêng về tình hình nghiêm trọng hiện nay ở Biển Đông cũng như vấn đề Biển Đông được đề cập trong Tuyên Bố Nay Pyi Taw về xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015 và Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần này một lần nữa cho thấy sự đoàn kết, vai trò trung tâm, tinh thần chủ động và trách nhiệm cao của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và an ninh của khu vực.
Nhân dịp này, Đại sứ Lê Huy Hoàng đã thông tin chi tiết cho các Đại sứ ASEAN về những diễn biến mới nhất liên quan đến việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đại sứ khẳng định đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết.
Việt Nam mong muốn các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế tiếp tục đoàn kết ủng hộ yêu cầu hợp pháp chính đáng của Việt Nam, lên tiếng phản đối hành động xâm phạm của Trung Quốc, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.
Trao đổi với các đại biểu tại cuộc họp, Đại sứ Lê Huy Hoàng nhấn mạnh thiện chí, chủ trương của Việt Nam là kiềm chế, kiên trì theo đuổi mọi biện pháp hòa bình, ưu tiên đàm phán, thương lượng và dùng tất cả các biện pháp hòa bình theo Hiến chương Liên hợp quốc để giải quyết tranh chấp, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Đại sứ Philippines Constancio R. Vingno cho rằng phiên họp của Ủy ban APC do Việt Nam chủ trì là rất hữu ích. Đây là cơ hội để các Đại sứ ASEAN tại Nam Phi hiểu rõ hơn về những diễn biến tại Biển Đông. Hành động của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Philippines đã nộp đơn kiện những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông lên Tòa án trọng tài quốc tế và đang đợi phán quyết của Tòa.
Cũng theo Đại sứ, những tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình, thông qua con đường ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982./.
Kêu gọi đoàn viên và ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển  (14/05/2014)
Việt Nam - Malaysia: Đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm  (14/05/2014)
Đoàn Khối các cơ quan Trung ương: Tuyên dương 20 công chức, viên chức trẻ tiêu biểu  (14/05/2014)
Thủ tướng ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo điều hành giá  (14/05/2014)
Ucraina - Quân tốt trên bàn cờ địa - chính trị của phương Tây  (14/05/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên