Nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU
Cơ hội thâm nhập vào thị trường EU sẽ mở rộng hơn khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU được ký kết, nhưng để khai thác và giữ vững thị trường này cần nỗ lực đáp ứng các quy định tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật.
Đây là những khuyến cáo của các chuyên gia tham gia “Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-EU 2014” tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13-5.
Theo ông Jaen Jacques Bouflet, Tham tán Công sứ Phái đoàn EU tại Việt Nam, mặc dù năm 2014, Việt Nam được hưởng lại chính sách ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU, nhưng theo quy định hàng hóa phải chịu sự xét duyệt 3 năm một lần. Đồng thời các hạng mục được ưu đãi luôn có sự thay đổi và doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng chuẩn bị cho việc hàng hóa của mình không còn trong danh mục được hưởng GSP.
Vì vậy, việc nâng cao năng lực cập nhật thông tin không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thị trường, ngành hàng, mà còn đóng vai trò quan trọng về cải thiện những vấn đề tuân thủ pháp lý, quy định tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật của thị trường EU.
Đồng quan điểm trên, ông Frank Juettner, Tổng Giám đốc Công ty TUV Rheinland Việt Nam cho rằng, để thành công tại thị trường EU thì trước tiên doanh nghiệp phải hiểu biết về thị trường, đó là tuân thủ các vấn đề về bảo vệ môi trường, sức khỏe và an toàn cho con người.
Nếu như sản phẩm không đáp ứng được những vấn đề này thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị cơ quan quản lý của EU cho vào danh sách không được đưa hàng hóa ra thị trường. Bên cạnh những hiểu biết về thị trường, doanh nghiệp nên chủ động nắm bắt nhu cầu người mua, xu hướng tiêu dùng hàng hóa.
Đặc biệt, một trong những giải pháp then chốt để duy trì thế cạnh tranh, uy tín là không ngừng sáng tạo, nghiên cứu sản phẩm mới kết hợp với tìm được đối tác hợp tác lâu dài.
Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Âu, Bộ Công Thương nhấn mạnh muốn xuất khẩu vào EU, doanh nghiệp cần học và áp dụng hiệu quả những phương thức quản lý cũng như đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho người tiêu dùng.
Hiện nay, EU có khá nhiều hoạt động hỗ trợ mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tuân thủ các quy định tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, hướng đến mở rộng các cơ hội thâm nhập vào thị trường này.
Trong đó, EU chú trọng hỗ trợ thông tin thông qua Cổng thông tin hỗ trợ xuất khẩu EU, cung cấp cho doanh nghiệp đầy đủ về thuế nhập khẩu của từng nước, các loại thuế nội địa, quy định cụ thể về xuất xứ./.
Đà Nẵng: Mít tinh phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam (13/05/2014)
ASEAN đồng thuận thể hiện quan điểm về Biển Đông (12/05/2014)
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam