Cuộc khủng hoảng chính trị ở U-crai-na - nhìn từ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
21:00, ngày 12-05-2014
TCCSĐT - Thời gian gần đây, những biến động chính trị - xã hội căng thẳng ở U-crai-na là tâm điểm sự chú ý của thế giới. Những cuộc biểu tình dữ dội trên đường phố ở thủ đô Ki-ép và trên toàn đất nước U-crai-na đã biến thành bạo loạn khi người biểu tình xây lô cốt trên đường phố, sử dụng bom xăng, pháo hoa, gạch đá, thậm chí cả vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công cảnh sát và phong tỏa các công sở.
Để đàn áp các cuộc biểu tình trên, cảnh sát đã ném lựu đạn, bắn súng thẳng vào những người biểu tình. Hệ quả là, hơn 100 người chết, khoảng 500 người bị thương, cùng với đó là quang cảnh điêu tàn, đổ nát trên những con đường, góc phố ở U-crai-na. Một chính quyền mới đã được dựng lên ở Ki-ép sau khi Tổng thống Vích-to Y-a-nu-cô-vích buộc phải bỏ chạy ra nước ngoài. Khủng hoảng chính trị đã làm cho xã hội U-crai-na vốn đã chia rẽ nay lại càng trở nên mâu thuẫn sâu sắc, sự đoàn kết dân tộc ngày càng bị rạn nứt.
Không chỉ tàn phá và làm đảo lộn toàn bộ cuộc sống thường ngày, những biến động chính trị trên còn phá vỡ sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của U-crai-na khi nước Cộng hòa tự trị Crưm quyết định tách ra khỏi U-crai-na và trở thành một phần “không thể tách rời” của Liên bang Nga. Đó là chưa kể viễn cảnh về một cuộc chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi mà cả U-crai-na, phương Tây và Nga vẫn đang ráo riết tăng cường các hoạt động quân sự và tổ chức tập trận quy mô lớn dọc tuyến biên giới giữa Nga và U-crai-na.
Một trong những nguyên nhân cốt yếu đưa đến khủng hoảng chính trị ở U-crai-na là do vấn đề chia rẽ dân tộc. Thực tế, việc lựa chọn theo phương Tây (Mỹ, EU) hay theo phương Đông (Nga) luôn là sự lựa chọn nghiệt ngã đối với các chính trị gia U-crai-na. Những bất ổn trong thời gian qua ở U-crai-na xuất phát từ sự đấu tranh không khoan nhượng giữa các phe thân Nga, chủ trương liên kết chặt chẽ với Nga và phe thân phương Tây muốn nhanh chóng hội nhập vào Liên minh châu Âu (EU) và xa hơn là Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ông Jack Matlock, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, một trong những chuyên gia Mỹ có uy tín nhất chuyên nghiên cứu về các quốc gia trong Không gian hậu Xô-viết từng nhận xét: U-crai-na là một "nhà nước” nhưng chưa phải là một “quốc gia”, bởi lẽ ở U-crai-na chưa bao giờ có được sự đồng thuận rộng rãi giữa các tầng lớp dân cư trên cơ sở một nhận thức chung về bản sắc U-crai-na. Đất nước U-crai-na được tạo nên từ 03 vùng dân cư, trong đó ngoài khu vực miền Trung có trạng thái trung dung thì 02 miền Đông và Tây lại hoàn toàn khác nhau, từ cách cảm nhận, suy nghĩ đến hành động. Trong khi người miền Đông nói tiếng Nga và theo Chính thống giáo thì người miền Tây lại nói tiếng U-crai-na và theo Thiên Chúa giáo La Mã. Khác với người miền Đông vốn ủng hộ quốc hữu hóa, người miền Tây lại ủng hộ tư nhân hóa; người miền Đông thích các chính trị gia thân Nga nhưng người miền Tây lại nhiệt thành ủng hộ các chính trị gia thân phương Tây. Do những khác biệt đó mà xã hội U-crai-na luôn bị chia rẽ sâu sắc.
Sự khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn gay gắt không thể dung hòa giữa hai miền Đông - Tây tại U-crai-na là nguyên nhân chính khiến các cuộc bầu cử quốc hội, bầu cử tổng thống ở nước này luôn cho ra những kết quả không khách quan. Cử tri ở mỗi khu vực chỉ bỏ phiếu ủng hộ cho các ứng viên là người của khu vực mình mà thẳng tay gạt bỏ ứng viên của các khu vực khác, bất kể đó là những người có tài, có đức hơn hẳn ứng viên mà họ lựa chọn. Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là, những người lãnh đạo được bầu ra không thật sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể dân tộc U-crai-na. Họ cũng thường không giữ được sự cân bằng cần có trong việc xử lý các mối quan hệ giữa U-crai-na với Nga, Mỹ, phương Tây; thay vào đó họ thường ngả hẳn về một bên.
Chính quyền của cựu Tổng thống Vích-to Y-u-chen-cô lên cầm quyền sau cuộc “cách mạng cam” năm 2004 đã lựa chọn chính sách ngả về Mỹ và phương Tây, đoạn tuyệt hoàn toàn quan hệ với Nga. Đó không phải là sự lựa chọn khôn ngoan. Và trong lần bầu cử Tổng thống U-crai-na năm 2010, ông V. Y-u-chen-cô chỉ nhận được 5% số phiếu bầu - một con số thấp “kỷ lục” trong lịch sử chính trị đương đại đối với một tổng thống đương nhiệm ra tranh cử nhiệm kỳ 2.
Tương tự, một trong những lý do cơ bản khiến Tổng thống Vích-to Y-a-nu-cô-vích bị lật đổ cũng xuất phát từ việc không thể tìm ra giải pháp điều hoà các mâu thuẫn trong sự lựa chọn Đông (theo Nga) hay Tây (theo Mỹ, EU). Bài học từ thất bại của ông Vích-to Y-u-chen-cô và Vích-to Y-a-nu-cô-vích cho thấy rõ, những bất ổn về chính trị ở U-crai-na sẽ còn tiếp diễn chừng nào các đảng phái và người dân hai miền Tây và Đông U-crai-na vẫn còn đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chỉ khi có sự đoàn kết trong những người dân ở U-crai-na thì việc lựa chọn theo phương Tây hay theo Nga mới không trở thành chủ đề có thể gây biến động xã hội sâu sắc. Thế nhưng, đáng buồn thay, đến nay viễn cảnh về một sự hòa giải dân tộc vẫn còn quá xa vời; đất nước U-crai-na vẫn tiếp tục chìm sâu trong khủng hoảng, thù hận và chia rẽ.
Thảm kịch do sự chia rẽ dân tộc ở U-crai-na càng cho thấy tầm quan trọng của việc giữ gìn và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Chắc chắn, không một đất nước nào sống chung với bạo động, bạo loạn mà người dân lại có hạnh phúc. Việc nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân là một việc làm vừa cấp thiết, vừa lâu dài. Mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch sẽ không bao giờ thực hiện được một khi tinh thần đoàn kết của người dân được giữ vững. Xuất phát từ ý nghĩa đó, bài học về sự mất đoàn kết dân tộc ở U-crai-na sẽ không bao giờ hết giá trị đối với nhân dân các nước./.
Không chỉ tàn phá và làm đảo lộn toàn bộ cuộc sống thường ngày, những biến động chính trị trên còn phá vỡ sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của U-crai-na khi nước Cộng hòa tự trị Crưm quyết định tách ra khỏi U-crai-na và trở thành một phần “không thể tách rời” của Liên bang Nga. Đó là chưa kể viễn cảnh về một cuộc chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi mà cả U-crai-na, phương Tây và Nga vẫn đang ráo riết tăng cường các hoạt động quân sự và tổ chức tập trận quy mô lớn dọc tuyến biên giới giữa Nga và U-crai-na.
Một trong những nguyên nhân cốt yếu đưa đến khủng hoảng chính trị ở U-crai-na là do vấn đề chia rẽ dân tộc. Thực tế, việc lựa chọn theo phương Tây (Mỹ, EU) hay theo phương Đông (Nga) luôn là sự lựa chọn nghiệt ngã đối với các chính trị gia U-crai-na. Những bất ổn trong thời gian qua ở U-crai-na xuất phát từ sự đấu tranh không khoan nhượng giữa các phe thân Nga, chủ trương liên kết chặt chẽ với Nga và phe thân phương Tây muốn nhanh chóng hội nhập vào Liên minh châu Âu (EU) và xa hơn là Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ông Jack Matlock, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, một trong những chuyên gia Mỹ có uy tín nhất chuyên nghiên cứu về các quốc gia trong Không gian hậu Xô-viết từng nhận xét: U-crai-na là một "nhà nước” nhưng chưa phải là một “quốc gia”, bởi lẽ ở U-crai-na chưa bao giờ có được sự đồng thuận rộng rãi giữa các tầng lớp dân cư trên cơ sở một nhận thức chung về bản sắc U-crai-na. Đất nước U-crai-na được tạo nên từ 03 vùng dân cư, trong đó ngoài khu vực miền Trung có trạng thái trung dung thì 02 miền Đông và Tây lại hoàn toàn khác nhau, từ cách cảm nhận, suy nghĩ đến hành động. Trong khi người miền Đông nói tiếng Nga và theo Chính thống giáo thì người miền Tây lại nói tiếng U-crai-na và theo Thiên Chúa giáo La Mã. Khác với người miền Đông vốn ủng hộ quốc hữu hóa, người miền Tây lại ủng hộ tư nhân hóa; người miền Đông thích các chính trị gia thân Nga nhưng người miền Tây lại nhiệt thành ủng hộ các chính trị gia thân phương Tây. Do những khác biệt đó mà xã hội U-crai-na luôn bị chia rẽ sâu sắc.
Sự khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn gay gắt không thể dung hòa giữa hai miền Đông - Tây tại U-crai-na là nguyên nhân chính khiến các cuộc bầu cử quốc hội, bầu cử tổng thống ở nước này luôn cho ra những kết quả không khách quan. Cử tri ở mỗi khu vực chỉ bỏ phiếu ủng hộ cho các ứng viên là người của khu vực mình mà thẳng tay gạt bỏ ứng viên của các khu vực khác, bất kể đó là những người có tài, có đức hơn hẳn ứng viên mà họ lựa chọn. Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là, những người lãnh đạo được bầu ra không thật sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể dân tộc U-crai-na. Họ cũng thường không giữ được sự cân bằng cần có trong việc xử lý các mối quan hệ giữa U-crai-na với Nga, Mỹ, phương Tây; thay vào đó họ thường ngả hẳn về một bên.
Chính quyền của cựu Tổng thống Vích-to Y-u-chen-cô lên cầm quyền sau cuộc “cách mạng cam” năm 2004 đã lựa chọn chính sách ngả về Mỹ và phương Tây, đoạn tuyệt hoàn toàn quan hệ với Nga. Đó không phải là sự lựa chọn khôn ngoan. Và trong lần bầu cử Tổng thống U-crai-na năm 2010, ông V. Y-u-chen-cô chỉ nhận được 5% số phiếu bầu - một con số thấp “kỷ lục” trong lịch sử chính trị đương đại đối với một tổng thống đương nhiệm ra tranh cử nhiệm kỳ 2.
Tương tự, một trong những lý do cơ bản khiến Tổng thống Vích-to Y-a-nu-cô-vích bị lật đổ cũng xuất phát từ việc không thể tìm ra giải pháp điều hoà các mâu thuẫn trong sự lựa chọn Đông (theo Nga) hay Tây (theo Mỹ, EU). Bài học từ thất bại của ông Vích-to Y-u-chen-cô và Vích-to Y-a-nu-cô-vích cho thấy rõ, những bất ổn về chính trị ở U-crai-na sẽ còn tiếp diễn chừng nào các đảng phái và người dân hai miền Tây và Đông U-crai-na vẫn còn đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chỉ khi có sự đoàn kết trong những người dân ở U-crai-na thì việc lựa chọn theo phương Tây hay theo Nga mới không trở thành chủ đề có thể gây biến động xã hội sâu sắc. Thế nhưng, đáng buồn thay, đến nay viễn cảnh về một sự hòa giải dân tộc vẫn còn quá xa vời; đất nước U-crai-na vẫn tiếp tục chìm sâu trong khủng hoảng, thù hận và chia rẽ.
Thảm kịch do sự chia rẽ dân tộc ở U-crai-na càng cho thấy tầm quan trọng của việc giữ gìn và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Chắc chắn, không một đất nước nào sống chung với bạo động, bạo loạn mà người dân lại có hạnh phúc. Việc nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân là một việc làm vừa cấp thiết, vừa lâu dài. Mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch sẽ không bao giờ thực hiện được một khi tinh thần đoàn kết của người dân được giữ vững. Xuất phát từ ý nghĩa đó, bài học về sự mất đoàn kết dân tộc ở U-crai-na sẽ không bao giờ hết giá trị đối với nhân dân các nước./.
Lãnh đạo các nước ASEAN lo ngại sâu sắc về vấn đề Biển Đông  (11/05/2014)
Tàu Trung Quốc tấn công, cướp tài sản của ngư dân Việt Nam  (11/05/2014)
Cảnh sát Biển Việt Nam đang vững vàng bảo vệ vùng biển của Tổ quốc  (11/05/2014)
Ngư dân Quảng Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam  (11/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên