Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú
21:52, ngày 25-04-2014
Sáng 25-4, tỉnh Phú Yên đã tổ chức kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1-5-1904 - 1-5-2014). Tại lễ kỷ niệm, đồng chí Đào Tấn Lộc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên đã đọc diễn văn ôn lại cuộc đời hoạt động cách mạng hào hùng của đồng chí Trần Phú.
Đồng chí Trần Phú xuất thân từ một gia đình nhà nho yêu nước, cha là ông Trần Văn Phổ (nguyên quán ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) làm chức giáo thụ tại huyện Tuy An; mẹ là bà Hoàng Thị Cát. Đồng chí Trần Phú sinh ra tại thành An Thổ, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên (nay là xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) vào ngày 1-5-1904.
Cả cha và mẹ của Trần Phú vì quá uất ức trước sự bóc lột của chế độ thực dân nửa phong kiến mà qua đời khi ông còn rất trẻ. Được sự giúp đỡ của anh em, họ hàng, ông vẫn được đi học và đỗ đầu kỳ thi Thành Chung và được bổ nhiệm làm giáo viên Trường Tiểu học Cao Xuân Dục (Nghệ An) và sớm tham gia vào các tổ chức yêu nước như Hội Phục Việt (một tổ chức yêu nước được thành lập ở thành phố Vinh - Nghệ An).
Năm 1926, Trần Phú được cử sang Quảng Châu liên lạc với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tham gia vào lớp huấn luyện cán bộ do Người trực tiếp giảng dạy, đã trang bị cho Trần Phú những kiến thức cơ bản về cách mạng vô sản và lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và trở về nước tuyên truyền về quan điểm, đường lối cách mạng và vận động ban lãnh đạo của Việt Nam Cách mạng Đảng đưa toàn bộ nội dung, chương trình, phương pháp theo tổ chức của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào huấn luyện.
Trong thời gian 1927-1929, đồng chí Trần Phú được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giới thiệu làm Bí thư Chi bộ của những người Cộng sản Việt Nam đang học tại Trường đại học Phương Đông.
Tháng 7-1930, đồng chí Trần Phú được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giới thiệu bổ sung vào Ban Chấp ủy lâm thời, được phân công dự thảo Luận cương chính trị và đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 10-1930). Cũng tại hội nghị này đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Ngày 18-4-1931, Trần Phú bị địch bắt giam và tra khảo tại khám Lớn - Sài Gòn. Trước lúc trút hơi thở cuối cùng vào ngày 6-9-1931, Tổng Bí thư Trần Phú đã nói với các đồng đội câu nói nổi tiếng: “Hãy giữ vững ý chí chiến đấu".
Tự hào là nơi sinh ra Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong những năm qua, tỉnh Phú Yên đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội như tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 10%/năm; 100% thôn, buôn, khu phố, trường học, trạm xá đều có Chi bộ Đảng. Hầu hết các địa phương đều có những ngôi trường và con đường mang tên Trần Phú.
Thành An Thổ - nơi sinh Tổng Bí thư Trần Phú hiện đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia và trở thành địa chỉ thăm quan, học tập, giáo dục truyền thống cho các thế hệ trong và ngoài tỉnh./.
Cả cha và mẹ của Trần Phú vì quá uất ức trước sự bóc lột của chế độ thực dân nửa phong kiến mà qua đời khi ông còn rất trẻ. Được sự giúp đỡ của anh em, họ hàng, ông vẫn được đi học và đỗ đầu kỳ thi Thành Chung và được bổ nhiệm làm giáo viên Trường Tiểu học Cao Xuân Dục (Nghệ An) và sớm tham gia vào các tổ chức yêu nước như Hội Phục Việt (một tổ chức yêu nước được thành lập ở thành phố Vinh - Nghệ An).
Năm 1926, Trần Phú được cử sang Quảng Châu liên lạc với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tham gia vào lớp huấn luyện cán bộ do Người trực tiếp giảng dạy, đã trang bị cho Trần Phú những kiến thức cơ bản về cách mạng vô sản và lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và trở về nước tuyên truyền về quan điểm, đường lối cách mạng và vận động ban lãnh đạo của Việt Nam Cách mạng Đảng đưa toàn bộ nội dung, chương trình, phương pháp theo tổ chức của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào huấn luyện.
Trong thời gian 1927-1929, đồng chí Trần Phú được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giới thiệu làm Bí thư Chi bộ của những người Cộng sản Việt Nam đang học tại Trường đại học Phương Đông.
Tháng 7-1930, đồng chí Trần Phú được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giới thiệu bổ sung vào Ban Chấp ủy lâm thời, được phân công dự thảo Luận cương chính trị và đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 10-1930). Cũng tại hội nghị này đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Ngày 18-4-1931, Trần Phú bị địch bắt giam và tra khảo tại khám Lớn - Sài Gòn. Trước lúc trút hơi thở cuối cùng vào ngày 6-9-1931, Tổng Bí thư Trần Phú đã nói với các đồng đội câu nói nổi tiếng: “Hãy giữ vững ý chí chiến đấu".
Tự hào là nơi sinh ra Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong những năm qua, tỉnh Phú Yên đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội như tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 10%/năm; 100% thôn, buôn, khu phố, trường học, trạm xá đều có Chi bộ Đảng. Hầu hết các địa phương đều có những ngôi trường và con đường mang tên Trần Phú.
Thành An Thổ - nơi sinh Tổng Bí thư Trần Phú hiện đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia và trở thành địa chỉ thăm quan, học tập, giáo dục truyền thống cho các thế hệ trong và ngoài tỉnh./.
Trung Quốc cho tư nhân đầu tư vào các dự án nhà nước  (25/04/2014)
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư tài năng của Đảng  (25/04/2014)
Phải chăng chủ nghĩa Mác - Lê-nin là “ngoại lai, bắt nguồn từ phương Tây nên không còn phù hợp với Việt Nam”  (25/04/2014)
Xây dựng, phát huy văn hóa chính trị của Đảng Cộng sản trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam  (24/04/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên