IFAD tài trợ 34 triệu USD cho Việt Nam phát triển nông thôn bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu
22:13, ngày 29-03-2014
Chiều 28-3-2014, tại trụ sở Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) ở Roma (Italy), IFAD đã ký hiệp định tài trợ 34 triệu USD cho Việt Nam.
Tại Roma, Đại sứ Việt Nam tại Italy kiêm Đại diện Thường trực Việt Nam tại IFAD Nguyễn Hoàng Long và ông Kanayo F. Nwanze, Chủ tịch IFAD, đã ký hiệp định tài trợ này. Đây là nguồn vốn được tài trợ theo điều kiện ưu đãi cao nhất nhằm thực hiện dự án “Phát triển nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu châu thổ sông Mekong tại hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh”. Trên 30.000 hộ dân, chủ yếu là phụ nữ và các dân tộc thiểu số tại hai tỉnh nói trên, sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ dự án này, trong đó tập trung vào việc nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chủ tịch IFAD Kanayo F. Nwanze đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo, đồng thời đánh giá cao việc Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn vay của IFAD trong hơn 20 năm qua. Các khoản vay dành cho Việt Nam được sử dụng đặc biệt hiệu quả tại các vùng cao khó khăn và trong việc hỗ trợ nông dân nghèo. Ông Nwanze khẳng định IFAD và cá nhân ông cam kết tiếp tục ủng hộ triển khai thực hiện các dự án hợp tác giữa IFAD và Việt Nam. Ông hy vọng có dịp trở lại Việt Nam để chứng kiến những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế, xã hội cũng như việc triển khai hiệu quả nguồn vốn mà IFAD dành cho Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Hoàng Long đã cảm ơn sự tin cậy, hỗ trợ của IFAD đối với Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá cao sự chuyển hướng hợp tác của IFAD sang hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, một lĩnh vực khó khăn mà Việt Nam phải giải quyết. Theo Đại sứ, Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mới, do đó rất cần sự hợp tác quốc tế nhằm nâng cao kỹ năng và chất lượng của sự phát triển. Đại sứ khẳng định Việt Nam sẽ sử dụng nguồn tài trợ trên một cách hiệu quả, đồng thời bày tỏ hy vọng IFAD sẽ giúp đỡ hiệu quả hơn các chương trình phát triển nông thôn bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
IFAD, tổ chức thuộc Liên hợp quốc gồm 165 thành viên, bắt đầu hỗ trợ Việt Nam từ năm 1991 dưới các hình thức cho vay vốn với điều kiện ưu đãi, lãi suất thấp và thời gian hoàn trả trong vòng 40-50 năm. Các lĩnh vực ưu tiên trong hoạt động của IFAD tại Việt Nam là tập trung hỗ trợ nông dân, ngư dân, phụ nữ nghèo; giúp đỡ một số tỉnh khó khăn và có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống./.
Chủ tịch IFAD Kanayo F. Nwanze đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo, đồng thời đánh giá cao việc Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn vay của IFAD trong hơn 20 năm qua. Các khoản vay dành cho Việt Nam được sử dụng đặc biệt hiệu quả tại các vùng cao khó khăn và trong việc hỗ trợ nông dân nghèo. Ông Nwanze khẳng định IFAD và cá nhân ông cam kết tiếp tục ủng hộ triển khai thực hiện các dự án hợp tác giữa IFAD và Việt Nam. Ông hy vọng có dịp trở lại Việt Nam để chứng kiến những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế, xã hội cũng như việc triển khai hiệu quả nguồn vốn mà IFAD dành cho Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Hoàng Long đã cảm ơn sự tin cậy, hỗ trợ của IFAD đối với Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá cao sự chuyển hướng hợp tác của IFAD sang hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, một lĩnh vực khó khăn mà Việt Nam phải giải quyết. Theo Đại sứ, Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mới, do đó rất cần sự hợp tác quốc tế nhằm nâng cao kỹ năng và chất lượng của sự phát triển. Đại sứ khẳng định Việt Nam sẽ sử dụng nguồn tài trợ trên một cách hiệu quả, đồng thời bày tỏ hy vọng IFAD sẽ giúp đỡ hiệu quả hơn các chương trình phát triển nông thôn bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
IFAD, tổ chức thuộc Liên hợp quốc gồm 165 thành viên, bắt đầu hỗ trợ Việt Nam từ năm 1991 dưới các hình thức cho vay vốn với điều kiện ưu đãi, lãi suất thấp và thời gian hoàn trả trong vòng 40-50 năm. Các lĩnh vực ưu tiên trong hoạt động của IFAD tại Việt Nam là tập trung hỗ trợ nông dân, ngư dân, phụ nữ nghèo; giúp đỡ một số tỉnh khó khăn và có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống./.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua nhiều nghị quyết quan trọng  (29/03/2014)
Việt Nam và Haiti thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác  (29/03/2014)
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Haiti đang phát triển mạnh mẽ  (29/03/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thống Haiti  (29/03/2014)
Lãnh tụ Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô tiếp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng  (29/03/2014)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên