Kim ngạch thương mại Singapore - Việt Nam tăng 20%
22:42, ngày 28-03-2014
Theo Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Quốc tế của Singapore, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Singapore và Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2014 đạt gần 2,8 tỷ SGD (tương đương 2,2 tỷ USD), tăng 20% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong tổng kim ngạch nói trên, nhập khẩu từ Việt Nam đạt 476 triệu SGD (tương đương 376,3 triệu USD), giảm 0,2%.
Ba nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore có kim ngạch lớn nhất là điện thoại và linh kiện (162 triệu SGD); lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị của các máy nói trên (69,5 triệu SGD); và cà phê, chè (31,5 triệu SGD).
Nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao là mỡ, dầu động thực vật (tăng 467%); thạch cao, ximăng (369%); cà phê, chè (235%).
Xuất khẩu của Singapore sang Việt Nam trong hai tháng đầu năm đạt 2,3 tỷ SGD (tương đương 1,8 tỷ USD), tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu hàng nội địa (có xuất xứ từ Singapore) đạt 1,163 tỷ SGD và hàng tái xuất đạt 1,156 tỷ SGD.
Đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Singapore sang Việt Nam về kim ngạch là xăng dầu và các sản phẩm khác từ dầu mỏ (606 triệu SGD); điện thoại các loại (563,7 triệu SGD); và lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị của các máy nói trên (240 triệu SGD).
Các mặt hàng có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái gồm thức ăn và các sản phẩm chế biến (tăng 568%); sách báo (106%); và phụ tùng, thiết bị phục vụ hàng không (105%).
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore nhận định với đà tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước (năm 2012 tăng 5,6% so với năm 2011, năm 2013 tăng 10,7% so với năm 2012 và hai tháng đầu năm 2014 tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái), mục tiêu tăng từ 10 đến 15% trong năm 2014 này là hoàn toàn có thể đạt được.
Theo số liệu của Hải quan Singapore, kim ngạch thương mại giữa Singapore và Việt Nam trong năm 2013 đạt 14 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Singapore trên 3 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2012./.
Ba nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore có kim ngạch lớn nhất là điện thoại và linh kiện (162 triệu SGD); lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị của các máy nói trên (69,5 triệu SGD); và cà phê, chè (31,5 triệu SGD).
Nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao là mỡ, dầu động thực vật (tăng 467%); thạch cao, ximăng (369%); cà phê, chè (235%).
Xuất khẩu của Singapore sang Việt Nam trong hai tháng đầu năm đạt 2,3 tỷ SGD (tương đương 1,8 tỷ USD), tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu hàng nội địa (có xuất xứ từ Singapore) đạt 1,163 tỷ SGD và hàng tái xuất đạt 1,156 tỷ SGD.
Đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Singapore sang Việt Nam về kim ngạch là xăng dầu và các sản phẩm khác từ dầu mỏ (606 triệu SGD); điện thoại các loại (563,7 triệu SGD); và lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị của các máy nói trên (240 triệu SGD).
Các mặt hàng có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái gồm thức ăn và các sản phẩm chế biến (tăng 568%); sách báo (106%); và phụ tùng, thiết bị phục vụ hàng không (105%).
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore nhận định với đà tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước (năm 2012 tăng 5,6% so với năm 2011, năm 2013 tăng 10,7% so với năm 2012 và hai tháng đầu năm 2014 tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái), mục tiêu tăng từ 10 đến 15% trong năm 2014 này là hoàn toàn có thể đạt được.
Theo số liệu của Hải quan Singapore, kim ngạch thương mại giữa Singapore và Việt Nam trong năm 2013 đạt 14 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Singapore trên 3 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2012./.
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam với Thái Lan, Pakistan  (28/03/2014)
Không mang vàng miếng, vàng nguyên liệu khi xuất, nhập cảnh  (28/03/2014)
Tin tức chuyến thăm của Thủ tướng nổi bật trên báo chí Cuba  (28/03/2014)
Chủ tịch nước gửi điện mừng Toàn quyền của Australia  (28/03/2014)
Công bố lập các cơ quan, lãnh đạo Bắc và Nam Từ Liêm  (28/03/2014)
Tuyên bố chung Việt Nam - Cuba  (28/03/2014)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên