Tái hiện lại không khí của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, khẳng định cuộc Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất do thủ lĩnh đầu tiên là Lương Văn Nắm, sau là Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài gần 30 năm từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Trong những năm ấy, nghĩa quân Yên Thế đã kiên cường chống lại quân đội của thực dân Pháp xâm lược.
Những chiến công của khởi nghĩa Yên Thế đã viết lên trang sử vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, tinh thần thượng võ, giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc và lòng yêu nước của nhân dân.
Tại buổi lễ, chương trình nghệ thuật “Hùng ca Yên Thế và Khát vọng tự do” đã tái hiện lại không khí đau thương nước mất, nhà tan khi giặc Pháp xâm lược tàn phá, giết chóc trên mảnh đất Yên Thế và công cuộc tham gia xây dựng căn cứ, luyện tập võ nghệ, rèn đúc vũ khí chuẩn bị lương thực của nghĩa quân Yên Thế, đồng thời tái hiện lại những trận đánh oai hùng của nghĩa quân như trận Hố Chuối, Đồn Hom… làm cho thực dân Pháp khiếp sợ phải giảng hòa.
Lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, cuộc thi trình diễn và giới thiệu trang phục dân tộc cùng các trò chơi dân gian như giải vật dân tộc, giải võ cổ truyền, thi kéo co, bắn nỏ, thi cờ tướng...
Hiện nay, các dấu tích về khởi nghĩa Yên Thế vẫn còn in đậm trên địa bàn các huyện Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang. Năm 2012, các địa điểm di tích của Khởi nghĩa Yến Thế được công nhận là Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Lễ hội Yên Thế được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Yên Thế được duy trì, tổ chức hàng năm đã thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh truyền thống yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, Lễ hội còn là nơi hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại với những sắc màu văn hóa phong phú và riêng biệt, khẳng định bản sắc văn hóa của nhân dân các dân tộc Yên Thế nói riêng và nhân dân các dân tộc Bắc Giang nói chung trên đà hội nhập và phát triển, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam./.
Chủ tịch Quốc hội lên đường dự Đại hội đồng IPU  (16/03/2014)
Sôi động khai mạc "Lễ hội Pháp ngữ" lần thứ tư  (16/03/2014)
Hội thảo "Đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng nền dân chủ XHCN"  (16/03/2014)
Quốc hội đã tham gia tích cực vào Liên minh Nghị viện  (15/03/2014)
Fitch: Kinh tế thế giới sẽ tăng tốc trong năm 2014-2015  (15/03/2014)
Đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nhật phát triển toàn diện  (15/03/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên