Việt Nam ủng hộ các nỗ lực quốc tế chống bạo lực trẻ em
22:41, ngày 14-03-2014
Chiều 13-3, tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 25, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành Phiên đối thoại với hai Đại diện Đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về bạo lực trẻ em và về trẻ em với xung đột vũ trang.
Đại diện Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ đã có phát biểu đóng góp tại phiên thảo luận.
Phát biểu của đại diện phái đoàn Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của các Đại diện Đặc biệt, các cơ quan Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế trong việc ngăn ngừa, xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em và bảo vệ quyền của trẻ em trong xung đột vũ trang.
Đại diện phái đoàn Việt Nam khẳng định để góp phần bảo vệ quyền trẻ em trong xung đột, cần thúc đẩy hợp tác, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật giữa các bên liên quan như chính phủ, các tổ chức khu vực và quốc tế, các cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, các chiến lược, biện pháp ngăn ngừa có ý nghĩa quan trọng do một phần giúp hạn chế xung đột - cội nguồn của các vi phạm quyền trẻ em trong chiến tranh; mặt khác giúp giảm thiểu tác động của xung đột đối với trẻ em.
Đoàn Việt Nam cũng cho rằng bạo lực và việc đối xử tàn bạo đối với trẻ em phải bị trừng trị thích đáng. Chính phủ các nước cần quan tâm và tiếp tục cải cách hệ thống pháp luật, xây dựng các chương trình hành động và chính sách với nhiều ưu tiên hơn về bảo vệ trẻ em.
Tham luận cũng chia sẻ một số kinh nghiệm, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm và thúc đẩy quyền trẻ em cũng như các cam kết cùng cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề này.
Phiên đối thoại với các Đại diện Đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc ngày 13-3 là một trong nhiều hoạt động chính thức và bên lề về quyền trẻ em tại Khóa 25 của Hội đồng Nhân quyền, như các Phiên làm việc thường niên về quyền trẻ em, Phiên đối thoại về chủ đề chống buôn bán trẻ em, mại dâm và khiêu dâm trẻ em. Dự kiến Khóa 25 sẽ thảo luận, thông qua một số văn kiện về quyền trẻ em, trong đó có Nghị quyết về quyền tiếp cận pháp lý của trẻ em.
Từ trước tới nay, tại các diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn tham gia đóng góp vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm bảo đảm quyền trẻ em nói chung, chống bạo lực trẻ em và bảo vệ trẻ em trong xung đột vũ trang nói riêng. Năm 2009, Việt Nam là một trong những nước chủ trì thương lượng Nghị quyết về trẻ em trong xung đột vũ trang được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua bằng đồng thuận./.
Phát biểu của đại diện phái đoàn Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của các Đại diện Đặc biệt, các cơ quan Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế trong việc ngăn ngừa, xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em và bảo vệ quyền của trẻ em trong xung đột vũ trang.
Đại diện phái đoàn Việt Nam khẳng định để góp phần bảo vệ quyền trẻ em trong xung đột, cần thúc đẩy hợp tác, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật giữa các bên liên quan như chính phủ, các tổ chức khu vực và quốc tế, các cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, các chiến lược, biện pháp ngăn ngừa có ý nghĩa quan trọng do một phần giúp hạn chế xung đột - cội nguồn của các vi phạm quyền trẻ em trong chiến tranh; mặt khác giúp giảm thiểu tác động của xung đột đối với trẻ em.
Đoàn Việt Nam cũng cho rằng bạo lực và việc đối xử tàn bạo đối với trẻ em phải bị trừng trị thích đáng. Chính phủ các nước cần quan tâm và tiếp tục cải cách hệ thống pháp luật, xây dựng các chương trình hành động và chính sách với nhiều ưu tiên hơn về bảo vệ trẻ em.
Tham luận cũng chia sẻ một số kinh nghiệm, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm và thúc đẩy quyền trẻ em cũng như các cam kết cùng cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề này.
Phiên đối thoại với các Đại diện Đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc ngày 13-3 là một trong nhiều hoạt động chính thức và bên lề về quyền trẻ em tại Khóa 25 của Hội đồng Nhân quyền, như các Phiên làm việc thường niên về quyền trẻ em, Phiên đối thoại về chủ đề chống buôn bán trẻ em, mại dâm và khiêu dâm trẻ em. Dự kiến Khóa 25 sẽ thảo luận, thông qua một số văn kiện về quyền trẻ em, trong đó có Nghị quyết về quyền tiếp cận pháp lý của trẻ em.
Từ trước tới nay, tại các diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn tham gia đóng góp vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm bảo đảm quyền trẻ em nói chung, chống bạo lực trẻ em và bảo vệ trẻ em trong xung đột vũ trang nói riêng. Năm 2009, Việt Nam là một trong những nước chủ trì thương lượng Nghị quyết về trẻ em trong xung đột vũ trang được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua bằng đồng thuận./.
Chung tay hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn ở Việt Nam  (14/03/2014)
Cần hàng chục tỷ USD làm sạch bom mìn sau chiến tranh  (14/03/2014)
Tưởng niệm 34 năm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng  (14/03/2014)
New Zealand đẩy mạnh quan hệ hợp tác với ASEAN  (14/03/2014)
“Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”  (13/03/2014)
“Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”  (13/03/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên