Chile đánh giá cao hiệp định thương mại tự do với Việt Nam
22:11, ngày 05-02-2014
Bình luận về việc hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Chile và Việt Nam có hiệu lực tại quốc gia Nam Mỹ này sau khi được đăng trên Công báo Chile ngày 04-02, Vụ trưởng Vụ quan hệ kinh tế quốc tế (DIRECON) Bộ Ngoại giao Chile Álvaro Jana khẳng định văn kiện trên sẽ thúc đẩy giao thương đang gia tăng giữa hai nước.
Theo số liệu của DIRECON, Việt Nam là bạn hàng thương mại lớn thứ 2 của Chile tại Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan, và chiếm 20% trao đổi thương mại của Chile với ASEAN.
Trong những năm 2008 - 2013, trao đổi mậu dịch giữa hai nước tăng bình quân 26,8%/năm, lên 589 triệu USD trong năm ngoái. Cũng trong giai đoạn trên, xuất khẩu của Chile sang Việt Nam tăng bình quân 27,1%/năm, mức tăng cao thứ 5 trong các thị trường xuất khẩu của quốc gia Nam Mỹ này.
FTA với Chile là hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với một nước Mỹ Latinh. Theo ông Jana, hiệp định sẽ đem lại những cơ hội lớn hơn cho các nhà xuất khẩu Chile, không chỉ tại Việt Nam mà còn tại châu Á, đặc biệt là tại các nước ASEAN.
Với hiệp định trên, Chile có thuận lợi trong xuất khẩu thịt bò, thịt lợn, sản phẩm sữa và trái cây, vì trong đàm phán Việt Nam chấp nhận giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm này, mà thông thường phải chịu thuế cao.
Ngược lại, Việt Nam hưởng lợi trong xuất khẩu sang Chile các sản phẩm như càphê, máy in, chè và máy ảnh. Các sản phẩm giày dép - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Chile - sẽ được miễn thuế, thay vì bị áp thuế 6% như trước khi FTA có hiệu lực./.
Trong những năm 2008 - 2013, trao đổi mậu dịch giữa hai nước tăng bình quân 26,8%/năm, lên 589 triệu USD trong năm ngoái. Cũng trong giai đoạn trên, xuất khẩu của Chile sang Việt Nam tăng bình quân 27,1%/năm, mức tăng cao thứ 5 trong các thị trường xuất khẩu của quốc gia Nam Mỹ này.
FTA với Chile là hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với một nước Mỹ Latinh. Theo ông Jana, hiệp định sẽ đem lại những cơ hội lớn hơn cho các nhà xuất khẩu Chile, không chỉ tại Việt Nam mà còn tại châu Á, đặc biệt là tại các nước ASEAN.
Với hiệp định trên, Chile có thuận lợi trong xuất khẩu thịt bò, thịt lợn, sản phẩm sữa và trái cây, vì trong đàm phán Việt Nam chấp nhận giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm này, mà thông thường phải chịu thuế cao.
Ngược lại, Việt Nam hưởng lợi trong xuất khẩu sang Chile các sản phẩm như càphê, máy in, chè và máy ảnh. Các sản phẩm giày dép - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Chile - sẽ được miễn thuế, thay vì bị áp thuế 6% như trước khi FTA có hiệu lực./.
Tổng thống Putin là chính trị gia số 1 thế giới năm 2013  (05/02/2014)
Ngành du lịch Lào vượt chỉ tiêu về thu hút khách quốc tế  (05/02/2014)
"Mỹ đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu hơn bao giờ hết"  (05/02/2014)
Hai miền Triều Tiên nối lại việc đoàn tụ gia đình bị ly tán  (05/02/2014)
Việt Nam bảo vệ hồ sơ trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc  (05/02/2014)
Lễ hội kỷ niệm 225 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa  (04/02/2014)
- Nhận diện những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức chủ yếu của Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm