Tổng thống Namibia đề cao thành tích phát triển của Việt Nam
21:39, ngày 28-11-2013
Tổng thống Namibia, ông Hifikepunye Pohamba đã đánh giá cao các thành tích to lớn của Việt Nam về phát triển đất nước tại Lễ trình Thư ủy nhiệm của tân Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Namibia Lê Huy Hoàng.
Ngày 27-11, tại Dinh Tổng thống ở Thủ đô Windhoek, Đại sứ Lê Huy Hoàng đã trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống H. Pohamba.
Đại sứ Lê Huy Hoàng chúc mừng Chính phủ và nhân dân Namibia, dưới sự lãnh đạo của Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO) và cá nhân Tổng thống, đã giành được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp củng cố hòa bình và phát triển đất nước. Đại sứ khẳng định mong muốn và quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam nhằm không ngừng thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống với Chính phủ và nhân dân Namibia.
Đại sứ cảm ơn Chính phủ Namibia đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam và mong muốn trong nhiệm kỳ của mình sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đặc biệt về kinh tế, thương mại, nông nghiệp và thủy sản.
Tổng thống H. Pohamba bày tỏ ấn tượng sâu sắc về chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước của Tổng thống tới Việt Nam từ ngày 18-11 đến 21-11 khi được chứng kiến những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Tổng thống cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các vị lãnh đạo Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho đoàn, thể hiện tình cảm gắn bó đoàn kết giữa những người anh em.
Tổng thống H. Pohamba chúc mừng Đại sứ Lê Huy Hoàng trên cương vị mới và hy vọng Đại sứ sẽ tích cực làm cầu nối đóng góp cho việc củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân hai nước. Tổng thống khẳng định, Namibia sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư cũng như hàng hóa của Việt Nam vào Namibia và từ đó vào thị trường châu Phi nói chung; mong hai nước tiếp tục triển khai các dự án liên kết như mô hình hợp tác ba bên về thủy sản tại Namibia với sự tài trợ của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO).
Trước đó, bà Netumbo Nandi-Ndaitwah, Bộ trưởng Ngoại giao Namibia, đã tiếp Đại sứ Lê Huy Hoàng và trao đổi về các biện pháp thúc đẩy quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước. Bà N. Nandi-Ndaitwah bày tỏ mong muốn Namibia và Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc mà cả hai nước vừa được bầu làm thành viên nhiệm kỳ 2014 - 2016, cũng như tại các diễn đàn quốc tế khác, góp phần đưa quan hệ hữu nghị hợp tác hai nước phát triển sâu rộng và hiệu quả hơn./.
Đại sứ Lê Huy Hoàng chúc mừng Chính phủ và nhân dân Namibia, dưới sự lãnh đạo của Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO) và cá nhân Tổng thống, đã giành được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp củng cố hòa bình và phát triển đất nước. Đại sứ khẳng định mong muốn và quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam nhằm không ngừng thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống với Chính phủ và nhân dân Namibia.
Đại sứ cảm ơn Chính phủ Namibia đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam và mong muốn trong nhiệm kỳ của mình sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đặc biệt về kinh tế, thương mại, nông nghiệp và thủy sản.
Tổng thống H. Pohamba bày tỏ ấn tượng sâu sắc về chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước của Tổng thống tới Việt Nam từ ngày 18-11 đến 21-11 khi được chứng kiến những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Tổng thống cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các vị lãnh đạo Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho đoàn, thể hiện tình cảm gắn bó đoàn kết giữa những người anh em.
Tổng thống H. Pohamba chúc mừng Đại sứ Lê Huy Hoàng trên cương vị mới và hy vọng Đại sứ sẽ tích cực làm cầu nối đóng góp cho việc củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân hai nước. Tổng thống khẳng định, Namibia sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư cũng như hàng hóa của Việt Nam vào Namibia và từ đó vào thị trường châu Phi nói chung; mong hai nước tiếp tục triển khai các dự án liên kết như mô hình hợp tác ba bên về thủy sản tại Namibia với sự tài trợ của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO).
Trước đó, bà Netumbo Nandi-Ndaitwah, Bộ trưởng Ngoại giao Namibia, đã tiếp Đại sứ Lê Huy Hoàng và trao đổi về các biện pháp thúc đẩy quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước. Bà N. Nandi-Ndaitwah bày tỏ mong muốn Namibia và Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc mà cả hai nước vừa được bầu làm thành viên nhiệm kỳ 2014 - 2016, cũng như tại các diễn đàn quốc tế khác, góp phần đưa quan hệ hữu nghị hợp tác hai nước phát triển sâu rộng và hiệu quả hơn./.
Việt Nam dự Hội nghị ACD12 và ASEAN - GCC3  (28/11/2013)
Chuyến thăm Việt Nam và Hàn Quốc của Tổng thống Nga V. Pu-tin nhìn từ góc độ địa - chính trị  (28/11/2013)
Thúc đẩy hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và Algeria  (28/11/2013)
An Kê-đa hồi sinh - an ninh thế giới bị đe dọa  (28/11/2013)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay