Việt Nam dự Hội nghị ACD12 và ASEAN - GCC3
Trong hai ngày 25 và 26-11-2013, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Đối thoại hợp tác châu Á (ACD) lần thứ 12 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ ba giữa ASEAN và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (gồm các nước Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và các Tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất) đã diễn ra tại Thủ đô Manama, Vương quốc Bahrain.
Đoàn Việt Nam tham dự do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phương Nga dẫn đầu.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Đối thoại hợp tác châu Á (ACD), các đại biểu đến từ 33 nước thành viên ACD nhấn mạnh vai trò của Diễn đàn, coi đây là cơ chế quan trọng thúc đẩy xây dựng sự tin cậy, hiểu biết và quan hệ đối tác giữa các nước châu Á, nhất là trong bối cảnh châu lục này đóng vai trò ngày càng quan trọng về kinh tế, xã hội, chính trị trên thế giới.
Các đại biểu đề xuất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác như kết nối kết cấu hạ tầng và giao thông xuyên Á, tăng cường hợp tác năng lượng, thúc đẩy thỏa thuận thương mại tự do song phương, khu vực; tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư, kinh doanh, trao đổi văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân, chuyển giao công nghệ, nông nghiệp và an ninh lương thực...
Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh vai trò quan trọng của ACD trong việc thúc đẩy đối thoại và hợp tác, xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và cùng vượt qua các thách thức phát triển chung, đề xuất một số hướng hợp tác ACD trong lĩnh vực du lịch, tăng cường kết nối giao thông, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các khu vực, hợp tác phòng, chống thiên tai, sử dụng hiệu quả và quản lý bền vững nguồn nước. Thứ trưởng Nguyễn Phương Nga cũng khẳng định cam kết của Việt Nam trong tăng cường hợp tác với các nước thành viên ACD vì hòa bình, thịnh vượng và phát triển.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung Manama với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác du lịch châu Á”, gồm một số nội dung:
Đề ra các phương hướng thúc đẩy hợp tác ACD thiết thực và hiệu quả hơn như: ủng hộ các sáng kiến và đề xuất về kết nối toàn châu Á thông qua các “con đường tơ lụa mới” nối châu Á với châu Âu; Thái Lan đăng cai Hội nghị Bộ trưởng ACD đầu tiên về kết nối khu vực; Trung Quốc tổ chức hội thảo về “các hành lang kinh tế dọc con đường tơ lụa mới” vào năm 2014;
Thông qua triển khai Chương trình hành động về năng lượng, theo đó sớm triệu tập Diễn đàn Bộ trưởng Năng lượng ACD lần thứ hai và thứ ba tại Pakistan và Tajikistan; thúc đẩy hợp tác trao đổi văn hóa như tổ chức hội nghị đầu tiên của ACD để ghi nhận và trao giải thưởng cho những nghệ nhân châu Á tại Philippines vào tháng 5-2014;
Nhất trí bổ nhiệm Tổng Thư ký của Ban Thư ký lâm thời ACD có trụ sở tại Kuwait và giao Ban Thư ký lâm thời nghiên cứu, đề xuất củng cố vai trò và nhiệm vụ của Ban Thư ký, thúc đẩy huy động nguồn tài chính cho Quỹ Phát triển châu Á, trong đó Kuwait cam kết góp 300 triệu USD.
Hội nghị thông qua sáng kiến của nước chủ nhà Bahrain lựa chọn danh hiệu “Thành phố Du lịch châu Á” nhằm quảng bá và tôn vinh giá trị văn hóa và tiềm năng du lịch châu Á. Hội nghị nhất trí trao cho Thủ đô Manama của Bahrain danh hiệu “Thành phố Du lịch châu Á” đầu tiên vào năm 2014, đồng thời giao Ban Thư ký lâm thời triển khai sáng kiến này và lựa chọn ứng cử viên cho các thành phố du lịch châu Á vào năm 2015.
Hội nghị đã quyết định Hội nghị Bộ trưởng ACD lần thứ 13 sẽ được tổ chức tại Saudi Arabia năm 2014, Hội nghị Bộ trưởng ACD lần thứ 14 và Hội nghị Thượng đỉnh ACD lần thứ hai sẽ được tổ chức tại Thái Lan năm 2015, Hội nghị Thượng đỉnh ACD lần thứ ba sẽ được tổ chức tại Iran năm 2018.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - GCC lần thứ ba, các bộ trưởng hoan nghênh những tiến triển của quan hệ hai bên thời gian qua, nhất là những kết quả tích cực đạt được thông qua thực hiện các hoạt động hợp tác trong Kế hoạch Hành động 2010 - 2012 và Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN-GCC, được thông qua năm 2009. Các bộ trưởng nhấn mạnh hai bên cần phát huy các tiềm năng hợp tác cũng như tính tương hỗ và bổ sung cao giữa hai khu vực, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác hiệu quả và thực chất hơn.
Các bộ trưởng nhất trí tăng cường phối hợp nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác hiện có, bao gồm cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - GCC, phối hợp giữa hai Ban Thư ký ASEAN và GCC, cũng như phát huy hiệu quả hoạt động của sáu Nhóm Công tác đã được thiết lập.
Các bộ trưởng nhấn mạnh cần tập trung nguồn lực để tiếp tục thúc đẩy hợp tác ASEAN - GCC trên các lĩnh vực ưu tiên như kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, khoa học, nông nghiệp, lương thực, năng lượng, du lịch…; tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương nhằm ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức toàn cầu như thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm mạng, buôn bán ma túy, rửa tiền…
Các bộ trưởng cũng đề nghị hai Ban Thư ký ASEAN và GCC nhanh chóng hoàn tất xây dựng Kế hoạch Hành động giai đoạn 2014 - 2015, giúp định hướng quan hệ và hợp tác giữa hai bên phát triển sâu, rộng hơn nữa vì hòa bình, ổn định và phát triển chung.
Các bộ trưởng nhấn mạnh việc ASEAN và GCC tăng cường hợp tác vì hòa bình và ổn định ở mỗi khu vực và trên thế giới, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản như tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN, Quy tắc Hợp tác của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Các bộ trưởng lên án các hành động bạo lực, khủng bố và cướp biển đe dọa an ninh biển, an toàn hàng hải và thương mại quốc tế; đồng thời nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác để bảo vệ an ninh các eo biển, đường biển, và các vùng biển có sự lưu thông của hàng hải quốc tế.
Thứ trưởng Nguyễn Phương Nga chia sẻ các ý kiến và đề xuất nhằm thúc đẩy quan hệ và hợp tác ASEAN - GCC phát triển một cách thực chất. Thứ trưởng nhấn mạnh cần đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại thông qua thiết lập Hội đồng Doanh nghiệp ASEAN - GCC, tổ chức các hội chợ xúc tiến thương mại và đầu tư, hay thiết lập cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp hai bên; thúc đẩy hợp tác về kết nối trong khuôn khổ Kế hoạch Tổng thể về kết nối ASEAN, đặc biệt thông qua hình thức Đối tác Công - Tư; tăng cường giao lưu văn hóa và nhân dân nhằm nâng cao hiểu biết giữa hai khu vực thông qua xúc tiến thành lập Quỹ ASEAN - GCC; đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng khác như ngân hàng, tài chính, khoa học và công nghệ, an ninh năng lượng và lương thực.
Thứ trưởng cũng khẳng định chính sách của Việt Nam thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp các nước GCC đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, cũng như mong muốn tăng cường hợp tác với các nước về thương mại, đầu tư, lao động, du lịch…
Trong thời gian tham dự các Hội nghị ACD12 và ASEAN - GCC3, Trưởng đoàn Việt Nam đã có các cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc vụ khanh phụ trách đối ngoại của Vương quốc Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao Kyrgyzstan, Thứ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia, Tajikistan và Đại sứ, Trưởng đoàn đại biểu Uzbekistan để trao đổi về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương./.
Chuyến thăm Việt Nam và Hàn Quốc của Tổng thống Nga V. Pu-tin nhìn từ góc độ địa - chính trị  (28/11/2013)
Thúc đẩy hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và Algeria  (28/11/2013)
An Kê-đa hồi sinh - an ninh thế giới bị đe dọa  (28/11/2013)
Quốc hội thông qua Nghị quyết về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm  (28/11/2013)
Đoàn công tác Bộ Quốc phòng đánh giá chất lượng tàu tuần tra đa năng Cảnh sát biển 8001 và thăm đảo Trường Sa  (28/11/2013)
Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng  (27/11/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên