Đồng chí Lê Hồng Anh kiểm tra việc khắc phục hậu quả bão số 10 và 11 tại Nghệ An
Ngày 29-10, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An về tình hình thiệt hại và việc khắc phục hậu quả do các cơn bão số 10 và 11 gây ra trên địa bàn.
Đây là địa phương cuối cùng trong chuyến thăm, làm việc của Đoàn công tác Trung ương đến các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An từ 26-10 đến 29-10, với nội dung nắm bắt tình hình và công tác phòng, chống khắc phục thiệt hại do các cơn bão số 10 và 11, trên cơ sở đó tổng hợp báo cáo Bộ Chính trị đề ra các chủ trương, chính sách đối với đồng bào vùng thiên tai bão lụt; đồng thời xây dựng đề án phòng, chống bão lũ mang tính bền vững, lâu dài cho vùng Trung Bộ nói chung và Nghệ An nói riêng.
Tại buổi làm việc, sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo tỉnh Nghệ An, đồng chí Lê Hồng Anh biểu dương những cố gắng của tỉnh Nghệ An trong việc thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống lụt bão, do đó đã hạn chế được thiệt hại về người, tài sản.
Đồng chí Lê Hồng Anh nhấn mạnh: Nghệ An là địa phương rộng lớn, địa hình đa dạng và phức tạp, bị chia cắt bởi đồi núi, sông, suối với mật độ sông suối tương đối dày và có độ dốc lớn, do đó thường xuyên xảy ra lũ lụt, đặc biệt là lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng, điều kiện, phương tiện phòng, chống lụt bão của Nghệ An còn hạn chế; đê, kè, cống, hồ đập phần nhiều đã xây dựng từ lâu, độ an toàn thấp, khó có khả năng chịu được bão lũ. Những năm qua, Nghệ An nói riêng và nước ta nói chung chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão, thiên tai, lũ lụt, làm thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, kết cấu hạ tầng cơ sở; tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, việc ứng phó với biến đổi khí hậu mới từng bước được triển khai, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đồng chí Lê Hồng Anh đề nghị tỉnh Nghệ An và các địa phương nơi thường bị thiệt hại do bão lũ gây ra đánh giá kỹ, rút kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bão lũ để chấn chỉnh, khắc phục; tập trung huy động các nguồn lực để khắc phục thiệt hại, sớm ổn định đời sống và sản xuất cho nhân dân; tổ chức cứu trợ lương thực, nước uống, giúp đỡ nhân dân dọn dẹp, sửa sang nhà cửa, ổn định tình hình cho người dân vùng thiệt hại; động viên thăm hỏi các gia đình có người bị chết, bị thương, gia đình chính sách, khó khăn, neo đơn;…
Đồng chí Lê Hồng Anh đề nghị các bộ, ngành theo chức trách của mình có phương án hỗ trợ, giúp đỡ tỉnh Nghệ An khắc phục hậu quả bão lũ. Trước mắt, hỗ trợ tỉnh Nghệ An thực hiện ngay các biện pháp đang triển khai để khắc phục thiệt hại, sớm ổn định đời sống và sản xuất của người dân; đẩy mạnh sản xuất vụ Đông để bù đắp vào những mất mát trong bão lũ vừa qua. Tỉnh Nghệ An cần chủ động triển khai và tham vấn ý kiến của các bộ, ngành Trung ương, lập đề án về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương.
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, Hồ Đức Phớc và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Xuân Đường cũng đã báo cáo với Đoàn công tác về tình hình diễn biến, thiệt hại và công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả cơn bão số 10 và 11. Theo đó, do ảnh hưởng của hai cơn bão này, Nghệ An có 6 người chết, 2 người bị thương nặng, thiệt hại về kinh tế trên 1.691 tỷ đồng; hạ tầng kinh tế xã hội, sản xuất nông nghiệp do bão lũ gây ra là rất lớn, chưa thể khắc phục.
Để tiếp tục khôi phục sản xuất, tu sửa các công trình hạ tầng thiết yếu, ổn định đời sống, sản xuất của người dân, tỉnh Nghệ An đề nghị Trung ương hỗ trợ khẩn cấp thuốc tiêu độc, khử trùng, gạo và hỗ trợ 1.713 tỷ đồng để địa phương sửa chữa, khắc phục, bảo đảm an toàn hồ đập, khôi phục các công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, y tế; bố trí vốn để triển khai các công trình phòng, chống lụt bão trọng điểm (dự án thủy lợi Bản Mồng, trạm bơm tiêu úng cho vùng Nghi Thái và Hưng Hòa, đường Tây Nghệ An…). Tỉnh Nghệ An cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tăng dày các trạm đo thủy văn; đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho xây dựng phương án bảo vệ vùng hạ lưu các hồ đập lớn với kịch bản ngập lụt do xả lũ khẩn cấp hoặc tình huống vỡ đập gây nên./.
Nga ưu tiên hoàn tất tàu ngầm Kilo 636  (29/10/2013)
Đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc thăm Việt Nam  (29/10/2013)
Sớm xử lý sai phạm quản lý thẩm mỹ viện Cát Tường  (29/10/2013)
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn với kết quả làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (29/10/2013)
Kinh tế EU phục hồi mong manh trong bối cảnh bất ổn chính trị  (29/10/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên