Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Thụy Sĩ về thương mại tự do
21:24, ngày 24-10-2013
TCCSĐT - Chiều 24-10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Kinh tế, Giáo dục và Nghiên cứu Thụy Sĩ Johann N. Schneider - Ammann đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Hoan nghênh ngài Johann N. Schneider - Ammann dẫn đầu Đoàn lãnh đạo của một số bang và doanh nghiệp của Thụy Sĩ sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả làm việc của đoàn với các bộ, ngành hữu quan của Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Giáo dục và Nghiên cứu của Thụy Sĩ Johann N. Schneider - Ammann. Ảnh: TTXVN |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam rất coi trọng và mong muốn cùng với phía Thụy Sĩ cùng nhau nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa hai nước, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Đề cập những vấn đề cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước, Thụy Sĩ tiếp tục tăng viện trợ phát triển cho Việt Nam…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng hợp tác đàm phán với Thụy Sĩ về Hiệp định Thương mại giữa hai nước cũng như hợp tác với các nước về Hiệp định này, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Thụy Sĩ sang đầu tư tại Việt Nam.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Bộ trưởng N. Schneider - Ammann nhấn mạnh, Việt Nam và Thụy Sĩ có quan hệ hữu nghị truyền thống, có nhiều lĩnh vực hợp tác có thể bổ trợ cho nhau cùng phát triển.
Thông báo về kết quả làm việc với các bộ, ngành của Việt Nam, Bộ trưởng Johann N. Schneider - Ammann cho biết, mục đích chuyến thăm nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư…
Bộ trưởng Johann N. Schneider - Ammann mong muốn hai bên sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Thụy Sĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Thụy Sĩ đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
* Cũng trong chiều 24-10, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Bộ trưởng Kinh tế, Giáo dục và Nghiên cứu Thụy Sĩ Johann N. Schneider - Ammann.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Giáo dục và Nghiên cứu Thụy Sĩ Johann N. Schneider - Ammann. Ảnh: TTXVN |
Tại cuộc tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thụy Sĩ đang phát triển sâu rộng và toàn diện, nhất là về kinh tế thương mại và đầu tư, hợp tác phát triển giáo dục - đào tạo; đồng thời nhấn mạnh trong bối cảnh của quan hệ hai nước đang trên đà phát triển, hợp tác nghị viện là một trong những kênh hiệu quả trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Sĩ.
Cảm ơn Quốc hội và Chính phủ Thụy Sĩ luôn ủng hộ và dành cho Việt Nam nguồn vốn ODA, nhất là trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định các nguồn vốn ODA được sử dụng hiệu quả, thiết thực, đóng góp tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, cải thiện hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ mong muốn Thụy Sĩ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là trong những lĩnh vực Thụy Sĩ có thế mạnh như: tài chính, ngân hàng, công nghệ cao. Đây là những lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi; Thụy Sĩ ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do mà Thụy Sĩ là một thành viên.
Cảm ơn Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian tiếp đoàn, ngài Johann N. Schneider - Ammann chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đáng kể trong những năm qua.
Bộ trưởng Johann N. Schneider - Ammann cho biết tháp tùng chuyến thăm này có đại diện 17 doanh nghiệp Thụy Sĩ về chế tạo máy, tài chính, ngân hàng, sản xuất đồng hồ và hai thống đốc bang. Những doanh nghiệp Thụy Sĩ đều mong muốn sẽ có nhiều cơ hội thúc đẩy hơn nữa các hoạt động giao thương, tăng cường đầu tư giữa hai bên.
Bộ trưởng Kinh tế, Giáo dục và Nghiên cứu Thụy Sĩ nhấn mạnh, mở cửa nền kinh tế toàn cầu là một trong những ưu tiên của chính sách kinh tế đối ngoại của Thụy Sĩ. Thụy Sĩ cũng luôn ủng hộ Việt Nam trong việc đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do. Bộ trưởng tin tưởng, Hiệp định này sẽ tạo khung pháp lý, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước./.
Việt Nam - Australia ký thỏa thuận hợp tác giáo dục  (24/10/2013)
Văn hóa phê bình  (24/10/2013)
Hình ảnh lễ tang Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh  (24/10/2013)
Cuộc đời - sự nghiệp Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh  (24/10/2013)
Thông cáo số 3, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII  (24/10/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên