Đại sứ quán Việt Nam tại nhiều nước tổ chức Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
11:08, ngày 13-10-2013
TCCSĐT - Ngày 12-10, Đại sứ quán Việt Nam tại nhiều nước trên thế giới đã tổ chức Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
* Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Bắc Kinh
Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: vov.vn |
Chiều 12-10, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại biện lâm thời Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Trung Quốc Hoàng Ngọc Vinh, toàn thể cán bộ, nhân viên đại sứ quán, các cơ quan đại diện, bà con Việt kiều và lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh đã đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong không khí trang nghiêm, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, bà con Việt kiều và các bạn lưu học sinh kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bày tỏ lòng tiếng thương vô hạn đối với Đại tướng - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Bà Vũ Thị Nhân, một trong số ít Việt kiều đang sinh sống tại Bắc Kinh cho biết, mặc dù đã gần 90 tuổi, sức khỏe yếu và đường sá xa xôi, nhưng khi biết tin Đại sứ quán tổ chức Lễ viếng, bà vẫn bảo các con mình đưa đến để được thắp nén nhang cho Đại tướng: "Tôi và con trai đã được gặp cụ. Nghĩ đến ngày xưa, cụ ngồi cụ nói về tình hình ở bên nhà. Bây giờ cụ đã mất rồi, càng nghĩ càng nhớ. Tôi đau lòng lắm. Cụ là người tốt lắm".
Bạn Đào Ngọc Bàu, Phó Chủ tịch Hội lưu học sinh viên Việt Nam tại Bắc Kinh chia sẻ: “Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc vô cùng thương tiếc Bác, dù ở xa Tổ quốc, nhưng chúng em đã đến Đại sứ quán Việt Nam để viếng người, nhớ đến người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong không khí vô cùng đau thương và xúc động này, chúng em kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ đến vong linh của Đại tướng. Chúng em thấy phải học hỏi nhiều hơn nữa, để xứng đáng với thế hệ đi trước, học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa để sau này về phục vụ Tổ quốc.”
Theo Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc Hoàng Ngọc Vinh, do trùng với ngày nghỉ cuối tuần, nên sổ tang sẽ được mở đến ngày 14-10 để bạn bè Trung Quốc và ngoại giao đoàn tại Bắc Kinh đến viếng và chia buồn với nhân dân Việt Nam.
* Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Liên bang Nga
Trong không khí trang nghiêm, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, bà con Việt kiều và các bạn lưu học sinh kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bày tỏ lòng tiếng thương vô hạn đối với Đại tướng - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Bà Vũ Thị Nhân, một trong số ít Việt kiều đang sinh sống tại Bắc Kinh cho biết, mặc dù đã gần 90 tuổi, sức khỏe yếu và đường sá xa xôi, nhưng khi biết tin Đại sứ quán tổ chức Lễ viếng, bà vẫn bảo các con mình đưa đến để được thắp nén nhang cho Đại tướng: "Tôi và con trai đã được gặp cụ. Nghĩ đến ngày xưa, cụ ngồi cụ nói về tình hình ở bên nhà. Bây giờ cụ đã mất rồi, càng nghĩ càng nhớ. Tôi đau lòng lắm. Cụ là người tốt lắm".
Bạn Đào Ngọc Bàu, Phó Chủ tịch Hội lưu học sinh viên Việt Nam tại Bắc Kinh chia sẻ: “Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc vô cùng thương tiếc Bác, dù ở xa Tổ quốc, nhưng chúng em đã đến Đại sứ quán Việt Nam để viếng người, nhớ đến người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong không khí vô cùng đau thương và xúc động này, chúng em kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ đến vong linh của Đại tướng. Chúng em thấy phải học hỏi nhiều hơn nữa, để xứng đáng với thế hệ đi trước, học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa để sau này về phục vụ Tổ quốc.”
Theo Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc Hoàng Ngọc Vinh, do trùng với ngày nghỉ cuối tuần, nên sổ tang sẽ được mở đến ngày 14-10 để bạn bè Trung Quốc và ngoại giao đoàn tại Bắc Kinh đến viếng và chia buồn với nhân dân Việt Nam.
* Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Liên bang Nga
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov ghi sổ tang. Ảnh: vov.vn |
Tại Liên bang Nga, đúng 9h30' giờ Moscow (12h30' giờ Việt Nam) ngày 12-10-2013, Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã diễn ra trang trọng tại Đại sứ quán Việt Nam.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga Phạm Xuân Sơn thay mặt các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán phát biểu trước bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nêu bật công lao to lớn của Đại tướng trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước của Việt Nam và hứa sẽ tiếp tục cùng các cán bộ ngoại giao Việt Nam ở Liên bang Nga hoàn thành tốt công việc của mình, noi gương sáng của Đại tướng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động ngoại giao.
Đại sứ Phạm Xuân Sơn cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, Bà con cộng đồng Việt Nam tại Liên bang Nga dành một phút mặc niệm và thành kính dâng những nén nhang tưởng nhớ vị Đại tướng kính mến.
Đại diện Chính phủ Liên bang Nga, Thứ trướng Ngoại giao Igor Morgulov cùng nhiều đại biểu Hội Hữu nghị Nga - Việt đã lần lượt tới Đại sứ quán Việt Nam viếng, ghi sổ tang và chia sẻ với các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam về nỗi đau mất mát này.
Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Liên bang Nga sẽ kéo dài đến hết ngày 14-10-2013 để đông đảo bạn bè Nga cùng bà con cộng đồng Việt Nam đang học tập, làm ăn, sinh sống tại Liên bang Nga có thể đến tưởng nhớ vị Đại Tướng huyền thoại và gần gũi của dân tộc Việt Nam.
* Việt kiều, bạn bè ở Hoa Kỳ tiếc thương Tướng Võ Nguyên Giáp
Lưu bút quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: vov.vn |
Vào đúng ngày bắt đầu Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trời bất chợt đổ mưa không dứt tại Thủ đô Washington DC. Dưới cơn mưa lạnh cuối thu, ngay từ đầu giờ sáng 12-10, đại diện Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ, cơ quan ngoại giao các nước và cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ đã có mặt tại đại sứ quán Việt Nam để tham dự lễ tưởng niệm Đại tướng.
Đúng 8h30’, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường thay mặt toàn bộ nhân viên Đại sứ quán thắp nén nhang đầu tiên thành kính tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nêu bật công lao của Đại tướng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như trong công cuộc tái thiết đất nước.
Đại diện các nước Lào, Campuchia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Algeria, Nga, Ba Lan.... tại Hoa Kỳ đều bày tỏ sự tiếc thương và kính trọng đối với vị tư lệnh huyền thoại của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại sứ Campuchia, Hem Heng viết trong sổ tang: "Thay mặt chính phủ Hoàng gia Campuchia, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của một anh hùng đã cống hiến toàn bộ cuộc đời để phụng sự đất nước".
Đại sứ Singapore, Ashok Kumar Mirpuri bày tỏ: "Tướng Giáp đóng một vai trò mấu chốt trong việc định hình các sự kiện tại Đông Nam Á và sẽ luôn được ghi nhớ như một vị khai quốc công thần của đất nước Việt Nam".
Phó Đại sứ Algeria, Yazid Bouzid nhấn mạnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
“Hôm nay, đất nước Algeria chúng tôi xin được chia sẻ nỗi đau buồn cùng nhân dân Việt Nam. Xuất phát từ đáy lòng, chúng tôi cảm thấy rằng đây không chỉ là sự tổn thất lớn lao đối với Việt Nam, mà còn là sự mất mát của Algeria vì vai trò của Tướng Giáp trong chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã tạo tiền đề cho việc đánh bại quân Pháp tại Algeria. Thực sự đáng tiếc khi một người vĩ đại như vậy đã không còn nữa”.
Thay mặt chính phủ Mỹ, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Scott Marciel gửi lời chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong sổ tang Đại tướng, ông Marciel viết: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người và một nhà lãnh đạo quan trọng đối với nhân dân Việt Nam. Dù từng là đối thủ của Hoa Kỳ nhưng ông đã lên tiếng ủng hộ hòa giải và cải thiện quan hệ Việt - Mỹ".
Một trong những đại diện Quốc hội Mỹ có mặt sớm nhất tại Lễ viếng là Thượng nghị sỹ Tom Harkin, người đã gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội vào năm 1995: “Tướng Giáp là một nhà lãnh đạo vĩ đại và mọi người đã đi theo con đường của ông. Ông đặc biệt thông minh và sáng suốt. Tôi nhớ trong cuộc gặp kéo dài hai giờ với Tướng Giáp, ông không bao giờ đề cập tới sự xâm lược của Mỹ mà chỉ đề cập về sai lầm của nước Mỹ. Tướng Giáp hoàn toàn đúng. Đó là một sai lầm rất lớn, khiến rất nhiều người bị tổn thương và nhiều người thiệt mạng. Tôi cũng không bao giờ nhận thấy ông có tư tưởng thù hằn sâu sắc đối với người dân Mỹ. Tôi đã viết một cuốn sách, trong đó nói rằng Tướng Giáp đã để lại rất nhiều bài học cho tất cả mọi người, nhất là những người đang đấu tranh cho độc lập, tự chủ và phẩm giá. Tôi nghĩ rằng đó là di sản mà tướng Giáp đã để lại”.
Lặng lẽ đến và lặng lẽ đi, ông David Schwartzman, một người dân Washington DC đã tỏ lòng kính trọng đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua những dòng chữ để lại trong sổ tang: "Tướng Giáp là một anh hùng của toàn nhân loại về sự lãnh đạo của ông trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và chống chủ nghĩa đế quốc".
Với bà con Việt kiều, dù Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa nhưng đạo đức, nhân cách và trí dũng của ông sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm của người dân Việt. Chủ tịch Hội đồng Đại Tây Dương Hoa kỳ, Peter Phạm ghi trong sổ tang: "Đất nước Việt Nam đã mất đi một người con vĩ đại, một anh hùng trong thời chiến và một nhà chính trị tài ba trong thời bình".
Bà Thảo Griffiths viết: "Một trong những bài học mà tướng Giáp để lại là sống vì người khác".
Nguyễn Thế Hoài, một người Việt đang làm việc tại Mỹ nguyện tiếp nối con đường mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các thế hệ đi trước đã xây dựng qua những nét bút đầy tâm huyết: "Tuy cháu còn nhỏ tuổi nhưng xin phép Bác cho cháu được một lần gọi là đồng chí, vốn là cách xưng hô của những người cùng chung lý tưởng, chung một mục đích. Chúng ta đều có chung mong muốn là Việt Nam phải là một nước độc lập, nhân dân được ấm no. Cảm ơn bác đã cùng các anh hùng chiến sĩ khác đổ biết bao xương máu để giữ cho quê hương, đất nước ta tránh khỏi nỗi đau mất nước. Giờ đây, thế hệ chúng cháu sẽ đảm đương trách nhiệm đưa Việt Nam thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu".
Cùng sẻ cảm xúc này, chị Võ Thị Thanh Tuyền, một Việt kiều sống tại bang Virginia, bày tỏ: “Cũng như bao người Việt Nam, tôi rất bàng hoàng khi nghe tin Đại tướng mất. Tôi vẫn nghĩ là Đại tướng sẽ sống mãi vì ông như một bậc vĩ nhân. Mọi người đều rất mong Đại tướng sẽ cùng với thế hệ trẻ chúng tôi xây dựng và phát triển đất nước. Người là một hình ảnh, một lý tưởng để chúng tôi noi theo”.
* Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhật Bản
Sáng 12-10, tại Tokyo, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức Lễ viếng và mở sổ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đông đảo cộng đồng người Việt và nhiều người bạn Nhật Bản đã đến bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc đối với người anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Lễ viếng bắt đầu từ 9h sáng theo giờ địa phương nhưng ngay từ hơn 8h đã có rất đông bà con người Việt tập trung tại Đại sứ quán để chuẩn bị cho Lễ viếng.
Trong bài điếu văn đọc tại Lễ viếng, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng nhắc lại cuộc đời và những đóng góp vĩ đại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho đất nước, dân tộc.
Nhiều lần phải ngừng lại vì quá xúc động, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng khẳng định sự ra đi của Đại tướng sẽ trở thành động lực giúp mỗi người Việt Nam nỗ lực hơn nữa vì sự nghiệp phát triển đất nước.
Thay mặt cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, Giáo sư Trần Văn Thọ chia sẻ những suy nghĩ về người anh hùng của dân tộc. Giáo sư cho rằng, Đại tướng không chỉ là một vị tướng văn võ song toàn mà còn là một đại trí thức với khả năng tập hợp các trí thức để phục vụ cho đất nước.
Sau Lễ viếng, rất nhiều người tiếp tục nán lại xếp hàng để được ghi sổ tang với mong muốn bày tỏ sự tiếc thương vô hạn và thành kính của mình đối với Đại tướng.
Bạn Lê Minh Ngọc, Chủ tịch Hội Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ: “Cảm xúc đầu tiên khi em nghe tin là buồn và xúc động. Buồn vì phải chia tay với Bác như chia tay một người thân trong gia đình. Bác ra đi nhưng những cái Bác để lại cho thế hệ sau và những cái Bác cống hiến cho dân tộc Việt Nam thì sẽ còn mãi. Đây cũng là một cơ hội để em tìm hiểu thêm một chút về lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam và cuộc đời của Bác. Sau đó là cảm giác tự hào. Tự hào vì dân tộc Việt Nam có một người như bác”.
Cùng chung niềm tiếc thương sâu sắc nhưng anh Phan Hữu Duy Quốc, Tổng Thư ký Hội người Việt Nam tại Nhật Bản lại nhìn nhận yếu tố tích cực đối với cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.
Anh Quốc cho biết: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi là một sự kiện rất buồn đối với mọi người nhưng đây là một dịp để mọi người nhìn lại giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc với rất nhiều người hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của đất nước. Đó là một bài học giáo dục rất lớn mà trong thời bình ít khi có dịp nhìn lại. Tôi thấy đây là tác động rất tích cực khi có nhiều người thấy rằng bản thân cần tôi luyện, cần cố gắng hơn nữa để khỏi xấu hổ với tầng lớp cha ông đi trước và với Đại tướng”.
Anh cũng tin tưởng sau sự ra đi của Đại tướng, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản sẽ có thêm hoạt động để liên kết, đoàn kết với nhau thông qua việc thành lập Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản hay việc vận động thành lập Trường Việt Nam tại Nhật Bản.
Mặc dù Lễ viếng hôm 12-10 mới chỉ tổ chức trong cộng đồng người Việt tại Nhật Bản nhưng rất nhiều người bạn Nhật Bản đã tự tìm đến để chia sẻ với người dân Việt Nam.
Hòa thượng Daiichi Yoshimizu, trụ trì chùa Nisshin Kutsu tại Tokyo, một ngôi chùa có đông phật tử người Việt Nam, chia sẻ: “Chúng tôi rất vinh dự được dự Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã để lại hình ảnh của một vị tướng văn võ song toàn. Chúng tôi xin thành kính tưởng niệm và chia buồn đến toàn thể đất nước và nhân dân Việt Nam. Nhân việc tưởng niệm vị tướng vĩ đại Võ Nguyên Giáp ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng học tập và noi theo tấm gương của Đại tướng”.
Cựu đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Hiroyuki Yushita cũng bày tỏ sự kính phục đối với những cống hiến to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị anh hùng và một nhà yêu nước vĩ đại. Tôi thực sự rất đau buồn vì sự ra đi của Đại tướng. Tôi muốn bày tỏ sự thành kính của mình đến Đại tướng còn bởi những cống hiến của Đại tướng đối sự phát triển của Việt Nam cũng như sự phát triển của mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam. Xin cầu chúc Đại tướng yên nghỉ giấc ngủ ngàn thu”.
* Nhiều tầng lớp nhân dân đến viếng Đại tướng tại Lào
Cuối giờ chiều 12-10, phòng khánh tiết Đại sứ quán Việt Nam tại Lào vẫn không ngớt đón các đoàn khách đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngoài các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước Lào, nhiều tầng lớp, cán bộ và nhân dân, Lào cán bộ, nhân viên, chuyên gia Việt Nam giúp Lào trên các lĩnh vực vẫn nườm nượp đến viếng Đại tướng.
Ai cũng muốn dâng lên anh linh Đại tướng tấm lòng riêng của mình đối với Đại tướng và cầu mong người yên nghỉ ngàn thu. Đoàn giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cử sang giúp Lào trong tâm trạng của những người con xa xứ, tuy không về quê hương xứ sở trong dịp Quốc tang tưởng niệm Đại tướng, nơi đất bạn, qua khói tâm nhang, mọi người muốn nhắn gửi tới anh linh Đại tướng những tình cảm yêu quý nhất, tiếc thương vô hạn nhất cũng như tấm lòng ngưỡng vọng của mình đối với nhà quân sự thiên tài, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con của dân tộc Việt Nam.
Điều đặc biệt, trong đoàn người đến viếng Đại tướng, có cả các thầy cô giáo của ngành Giáo dục Lào đang giảng dạy ở các trường phổ thông. Đối với họ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong nhận thức của mình không chỉ là một Đại tướng thiên tài của Việt Nam về mặt quân sự, mà ông còn là người thầy dạy môn lịch sử và ngoại ngữ. Ông thực sự là một giá trị văn hóa của Việt Nam cần được các nhà giáo dục Lào vận dụng học tập.
Thầy giáo Khăm Tăn - Hiệu trưởng Trường Phổ thông hữu nghị Hà Nội Vientiane nói: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một con người xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực, không riêng gì lĩnh vực quân sự, người còn nguyên là một thầy giáo dạy môn lịch sử, đây cũng chính tà tấm gương thiết thực cho người giáo viên như chúng tôi cần phải học tập, và đó cũng chính là tấm gượng sáng chói về tinh thần cách mạng cao cả để chúng ta dạy cho học sinh”.
Về cuối chiều, nhiều tầng lớp nhân dân Lào cũng như các cán bộ và lao động Việt Nam ở nhiều vùng xa xôi của đất Lào đã tề tựu đến Đại sứ quán Việt Nam tại Lào để viếng và tưởng nhớ Đại tướng, với niềm kính trọng và tiếc thương vô hạn nhất.
* Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Thái Lan
Đúng 8h30’, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường thay mặt toàn bộ nhân viên Đại sứ quán thắp nén nhang đầu tiên thành kính tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nêu bật công lao của Đại tướng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như trong công cuộc tái thiết đất nước.
Đại diện các nước Lào, Campuchia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Algeria, Nga, Ba Lan.... tại Hoa Kỳ đều bày tỏ sự tiếc thương và kính trọng đối với vị tư lệnh huyền thoại của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại sứ Campuchia, Hem Heng viết trong sổ tang: "Thay mặt chính phủ Hoàng gia Campuchia, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của một anh hùng đã cống hiến toàn bộ cuộc đời để phụng sự đất nước".
Đại sứ Singapore, Ashok Kumar Mirpuri bày tỏ: "Tướng Giáp đóng một vai trò mấu chốt trong việc định hình các sự kiện tại Đông Nam Á và sẽ luôn được ghi nhớ như một vị khai quốc công thần của đất nước Việt Nam".
Phó Đại sứ Algeria, Yazid Bouzid nhấn mạnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
“Hôm nay, đất nước Algeria chúng tôi xin được chia sẻ nỗi đau buồn cùng nhân dân Việt Nam. Xuất phát từ đáy lòng, chúng tôi cảm thấy rằng đây không chỉ là sự tổn thất lớn lao đối với Việt Nam, mà còn là sự mất mát của Algeria vì vai trò của Tướng Giáp trong chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã tạo tiền đề cho việc đánh bại quân Pháp tại Algeria. Thực sự đáng tiếc khi một người vĩ đại như vậy đã không còn nữa”.
Thay mặt chính phủ Mỹ, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Scott Marciel gửi lời chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong sổ tang Đại tướng, ông Marciel viết: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người và một nhà lãnh đạo quan trọng đối với nhân dân Việt Nam. Dù từng là đối thủ của Hoa Kỳ nhưng ông đã lên tiếng ủng hộ hòa giải và cải thiện quan hệ Việt - Mỹ".
Một trong những đại diện Quốc hội Mỹ có mặt sớm nhất tại Lễ viếng là Thượng nghị sỹ Tom Harkin, người đã gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội vào năm 1995: “Tướng Giáp là một nhà lãnh đạo vĩ đại và mọi người đã đi theo con đường của ông. Ông đặc biệt thông minh và sáng suốt. Tôi nhớ trong cuộc gặp kéo dài hai giờ với Tướng Giáp, ông không bao giờ đề cập tới sự xâm lược của Mỹ mà chỉ đề cập về sai lầm của nước Mỹ. Tướng Giáp hoàn toàn đúng. Đó là một sai lầm rất lớn, khiến rất nhiều người bị tổn thương và nhiều người thiệt mạng. Tôi cũng không bao giờ nhận thấy ông có tư tưởng thù hằn sâu sắc đối với người dân Mỹ. Tôi đã viết một cuốn sách, trong đó nói rằng Tướng Giáp đã để lại rất nhiều bài học cho tất cả mọi người, nhất là những người đang đấu tranh cho độc lập, tự chủ và phẩm giá. Tôi nghĩ rằng đó là di sản mà tướng Giáp đã để lại”.
Lặng lẽ đến và lặng lẽ đi, ông David Schwartzman, một người dân Washington DC đã tỏ lòng kính trọng đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua những dòng chữ để lại trong sổ tang: "Tướng Giáp là một anh hùng của toàn nhân loại về sự lãnh đạo của ông trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và chống chủ nghĩa đế quốc".
Với bà con Việt kiều, dù Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa nhưng đạo đức, nhân cách và trí dũng của ông sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm của người dân Việt. Chủ tịch Hội đồng Đại Tây Dương Hoa kỳ, Peter Phạm ghi trong sổ tang: "Đất nước Việt Nam đã mất đi một người con vĩ đại, một anh hùng trong thời chiến và một nhà chính trị tài ba trong thời bình".
Bà Thảo Griffiths viết: "Một trong những bài học mà tướng Giáp để lại là sống vì người khác".
Nguyễn Thế Hoài, một người Việt đang làm việc tại Mỹ nguyện tiếp nối con đường mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các thế hệ đi trước đã xây dựng qua những nét bút đầy tâm huyết: "Tuy cháu còn nhỏ tuổi nhưng xin phép Bác cho cháu được một lần gọi là đồng chí, vốn là cách xưng hô của những người cùng chung lý tưởng, chung một mục đích. Chúng ta đều có chung mong muốn là Việt Nam phải là một nước độc lập, nhân dân được ấm no. Cảm ơn bác đã cùng các anh hùng chiến sĩ khác đổ biết bao xương máu để giữ cho quê hương, đất nước ta tránh khỏi nỗi đau mất nước. Giờ đây, thế hệ chúng cháu sẽ đảm đương trách nhiệm đưa Việt Nam thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu".
Cùng sẻ cảm xúc này, chị Võ Thị Thanh Tuyền, một Việt kiều sống tại bang Virginia, bày tỏ: “Cũng như bao người Việt Nam, tôi rất bàng hoàng khi nghe tin Đại tướng mất. Tôi vẫn nghĩ là Đại tướng sẽ sống mãi vì ông như một bậc vĩ nhân. Mọi người đều rất mong Đại tướng sẽ cùng với thế hệ trẻ chúng tôi xây dựng và phát triển đất nước. Người là một hình ảnh, một lý tưởng để chúng tôi noi theo”.
* Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhật Bản
Sáng 12-10, tại Tokyo, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức Lễ viếng và mở sổ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đông đảo cộng đồng người Việt và nhiều người bạn Nhật Bản đã đến bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc đối với người anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Lễ viếng bắt đầu từ 9h sáng theo giờ địa phương nhưng ngay từ hơn 8h đã có rất đông bà con người Việt tập trung tại Đại sứ quán để chuẩn bị cho Lễ viếng.
Trong bài điếu văn đọc tại Lễ viếng, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng nhắc lại cuộc đời và những đóng góp vĩ đại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho đất nước, dân tộc.
Nhiều lần phải ngừng lại vì quá xúc động, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng khẳng định sự ra đi của Đại tướng sẽ trở thành động lực giúp mỗi người Việt Nam nỗ lực hơn nữa vì sự nghiệp phát triển đất nước.
Thay mặt cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, Giáo sư Trần Văn Thọ chia sẻ những suy nghĩ về người anh hùng của dân tộc. Giáo sư cho rằng, Đại tướng không chỉ là một vị tướng văn võ song toàn mà còn là một đại trí thức với khả năng tập hợp các trí thức để phục vụ cho đất nước.
Sau Lễ viếng, rất nhiều người tiếp tục nán lại xếp hàng để được ghi sổ tang với mong muốn bày tỏ sự tiếc thương vô hạn và thành kính của mình đối với Đại tướng.
Bạn Lê Minh Ngọc, Chủ tịch Hội Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ: “Cảm xúc đầu tiên khi em nghe tin là buồn và xúc động. Buồn vì phải chia tay với Bác như chia tay một người thân trong gia đình. Bác ra đi nhưng những cái Bác để lại cho thế hệ sau và những cái Bác cống hiến cho dân tộc Việt Nam thì sẽ còn mãi. Đây cũng là một cơ hội để em tìm hiểu thêm một chút về lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam và cuộc đời của Bác. Sau đó là cảm giác tự hào. Tự hào vì dân tộc Việt Nam có một người như bác”.
Cùng chung niềm tiếc thương sâu sắc nhưng anh Phan Hữu Duy Quốc, Tổng Thư ký Hội người Việt Nam tại Nhật Bản lại nhìn nhận yếu tố tích cực đối với cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.
Anh Quốc cho biết: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi là một sự kiện rất buồn đối với mọi người nhưng đây là một dịp để mọi người nhìn lại giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc với rất nhiều người hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của đất nước. Đó là một bài học giáo dục rất lớn mà trong thời bình ít khi có dịp nhìn lại. Tôi thấy đây là tác động rất tích cực khi có nhiều người thấy rằng bản thân cần tôi luyện, cần cố gắng hơn nữa để khỏi xấu hổ với tầng lớp cha ông đi trước và với Đại tướng”.
Anh cũng tin tưởng sau sự ra đi của Đại tướng, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản sẽ có thêm hoạt động để liên kết, đoàn kết với nhau thông qua việc thành lập Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản hay việc vận động thành lập Trường Việt Nam tại Nhật Bản.
Mặc dù Lễ viếng hôm 12-10 mới chỉ tổ chức trong cộng đồng người Việt tại Nhật Bản nhưng rất nhiều người bạn Nhật Bản đã tự tìm đến để chia sẻ với người dân Việt Nam.
Hòa thượng Daiichi Yoshimizu, trụ trì chùa Nisshin Kutsu tại Tokyo, một ngôi chùa có đông phật tử người Việt Nam, chia sẻ: “Chúng tôi rất vinh dự được dự Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã để lại hình ảnh của một vị tướng văn võ song toàn. Chúng tôi xin thành kính tưởng niệm và chia buồn đến toàn thể đất nước và nhân dân Việt Nam. Nhân việc tưởng niệm vị tướng vĩ đại Võ Nguyên Giáp ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng học tập và noi theo tấm gương của Đại tướng”.
Cựu đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Hiroyuki Yushita cũng bày tỏ sự kính phục đối với những cống hiến to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị anh hùng và một nhà yêu nước vĩ đại. Tôi thực sự rất đau buồn vì sự ra đi của Đại tướng. Tôi muốn bày tỏ sự thành kính của mình đến Đại tướng còn bởi những cống hiến của Đại tướng đối sự phát triển của Việt Nam cũng như sự phát triển của mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam. Xin cầu chúc Đại tướng yên nghỉ giấc ngủ ngàn thu”.
* Nhiều tầng lớp nhân dân đến viếng Đại tướng tại Lào
Cuối giờ chiều 12-10, phòng khánh tiết Đại sứ quán Việt Nam tại Lào vẫn không ngớt đón các đoàn khách đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngoài các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước Lào, nhiều tầng lớp, cán bộ và nhân dân, Lào cán bộ, nhân viên, chuyên gia Việt Nam giúp Lào trên các lĩnh vực vẫn nườm nượp đến viếng Đại tướng.
Ai cũng muốn dâng lên anh linh Đại tướng tấm lòng riêng của mình đối với Đại tướng và cầu mong người yên nghỉ ngàn thu. Đoàn giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cử sang giúp Lào trong tâm trạng của những người con xa xứ, tuy không về quê hương xứ sở trong dịp Quốc tang tưởng niệm Đại tướng, nơi đất bạn, qua khói tâm nhang, mọi người muốn nhắn gửi tới anh linh Đại tướng những tình cảm yêu quý nhất, tiếc thương vô hạn nhất cũng như tấm lòng ngưỡng vọng của mình đối với nhà quân sự thiên tài, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con của dân tộc Việt Nam.
Điều đặc biệt, trong đoàn người đến viếng Đại tướng, có cả các thầy cô giáo của ngành Giáo dục Lào đang giảng dạy ở các trường phổ thông. Đối với họ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong nhận thức của mình không chỉ là một Đại tướng thiên tài của Việt Nam về mặt quân sự, mà ông còn là người thầy dạy môn lịch sử và ngoại ngữ. Ông thực sự là một giá trị văn hóa của Việt Nam cần được các nhà giáo dục Lào vận dụng học tập.
Thầy giáo Khăm Tăn - Hiệu trưởng Trường Phổ thông hữu nghị Hà Nội Vientiane nói: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một con người xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực, không riêng gì lĩnh vực quân sự, người còn nguyên là một thầy giáo dạy môn lịch sử, đây cũng chính tà tấm gương thiết thực cho người giáo viên như chúng tôi cần phải học tập, và đó cũng chính là tấm gượng sáng chói về tinh thần cách mạng cao cả để chúng ta dạy cho học sinh”.
Về cuối chiều, nhiều tầng lớp nhân dân Lào cũng như các cán bộ và lao động Việt Nam ở nhiều vùng xa xôi của đất Lào đã tề tựu đến Đại sứ quán Việt Nam tại Lào để viếng và tưởng nhớ Đại tướng, với niềm kính trọng và tiếc thương vô hạn nhất.
* Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Thái Lan
Cựu Phó Thủ tướng Thái Lan Bhichai Rattakul vào viếng Đại tướng. Ảnh: vov.vn |
Ngày 12-10, Đại sứ quán Việt Nam tại Thủ đô Bangkok, Thái Lan bắt đầu tổ chức Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong 3 ngày.
Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Ngô Đức Thắng đã đọc diễn văn mở đầu Lễ viếng, bày tỏ tình cảm và niềm tự hào về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Tổng Tư lệnh đầu tiên, Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Diễn văn có đoạn: “Sự ra đi mãi mãi của Đại tướng để lại niềm tiếc thương vô hạn với nhân dân Việt Nam, với bạn bè năm châu. Tài năng và đức độ của Đại tướng đã và sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho nhiều thế hệ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tấm gương sáng ngời về tình yêu quê hương đất nước, ý chí giành độc lập, tự do của dân tộc, quyết vượt mọi khó khăn, không khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào, dẫn dắt Quân đội ta từ lúc ban đầu đến khi toàn thắng".
Sau khi điểm lại những mốc tiểu sử quan trọng của Đại tướng gắn liền với những chiến thắng oanh liệt của Việt Nam, Đại sứ Ngô Đức Thắng xúc động nói: “Với lòng biết ơn vô hạn, trước vong linh của Người, chúng ta xin nguyện nắm chặt tay nhau, đoàn kết một lòng, học tập tấm gương tài đức của Người, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mỗi cá nhân và của tập thể, để tiếp bước xứng đáng thế hệ cha ông".
Thay mặt cho đoàn sinh viện Học viện Công nghệ châu Á tại Thái Lan (AIT) dự Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sinh viên cao học Trần Tuấn Linh nói: "Đoàn sinh viên Việt Nam gồm đại diện 20 người 7h30’ sáng nay đã tập trung tại Học viện AIT để xem lại, ôn lại những thước phim, những tư liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam. Chúng con nguyện hết sức mình phấn đấu và học tập để noi gương Bác và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn".
Với những cảm xúc tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp của mình, Thiều Thị Bình, sinh viên AIT viết: "Biết ơn Bác, con cũng tự cài lấy băng tang. Mong Bác yên giấc ngàn thu, về ở một nơi đâu đó trên bầu trời bao la rộng lớn, cùng với những vĩ nhân. Bác hãy luôn soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam".
Nhiều bà con Việt Kiều tại Thái Lan đã có mặt tại buổi viếng, nhiều người đã khóc ngay bên cạnh bàn thờ Đại tướng. Bác Đinh Thị Thành, Việt Kiều tại tỉnh Chiềng Mai, cách Bangkok hơn 700km về phía Bắc cho biết, sau khi biết Đại sứ quán mở sổ tang và tổ chức Lễ viếng, bác đã xuống ngay Bangkok để kịp ngày đầu tiên vào viếng Đại tướng, người mà bác luôn dành sự kính trọng trong lòng.
Một số chính khách Thái Lan đã đến viếng Đại tướng tại Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan. Nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Bhichai Rattakul đã xúc động ghi vào sổ tang: "Không chỉ nhân dân Việt Nam mất đi một người anh hùng vĩ đại, mà thế giới cũng mất đi một nhà lãnh đạo vĩ đại". Chiều 12-10, đại sứ một số nước như Lào, Mông Cổ… tại Thái Lan, một số bạn bè quốc tế đã đến viếng Đại tướng Võ Nguyễn Giáp tại Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan.
* Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Campuchia
Sáng 12-10, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia bắt đầu tổ chức Lễ viếng, mở sổ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Ngô Anh Dũng, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên đại sứ quán, các cơ quan đại diện và thông tấn báo chí của Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp và bà con cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia,… đã tham gia viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Thay mặt Chính phủ và Quốc hội, đại diện Bộ Ngoại giao, Thượng viện và các tổ chức đoàn thể, xã hội của nước chủ nhà Campuchia đã đến viếng và ghi sổ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bà Mien Som An - Thượng nghị sĩ - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Campuchia vì Hòa bình và Phát triển, chia sẻ: Nhân dân Campuchia rất xúc động khi được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị anh hùng của dân tộc Việt Nam qua đời. Thế giới đã mất đi một người anh hùng vĩ đại, suốt đời đấu tranh vì tự do, hòa bình, hạnh phúc, không chỉ cho nhân dân Việt Nam, mà còn có cả những đóng góp cho nhân dân Campuchia.
Bà Mien Som An nói: “Chúng tôi xin bày tỏ sự khâm phục tấm gương anh hùng hiếm có của Đại tướng. Chúng tôi luôn được nghe kể về công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tấm gương anh hùng và công lao to lớn đó mang giá trị lịch sử cho toàn thể nhân loại. Chúng ta hãy ghi nhớ tấm gương anh hùng cao quý của Đại tướng vì nhân dân, vì tổ quốc, vì hòa bình và phồn vinh của đất nước Việt Nam, Campuchia, của nhân dân trong khu vực và trên toàn thế giới”.
Cũng trong sáng 12-10, đại diện các phái đoàn ngoại giao của một số nước tại Campuchia như Cuba, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Ấn Độ… đã đến viếng Đại tướng, ghi sổ tang, chia buồn với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia sẽ mở sổ tang đến trưa ngày 13-10 để cộng đồng Việt Nam và bạn bè quốc tế tại Campuchia đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
* Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập tổ chức Lễ viếng Đại tướng
Ngày 12-10, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập đã tiến hành treo cờ rủ, lập bàn thờ và tổ chức lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong buổi lễ với nghi thức trang trọng và bầu không khí trầm hùng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ai Cập Đào Thành Chung khẳng định: Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi không chỉ là sự mất mát to lớn đối với gia đình, người thân, bạn bè, mà còn là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội ta cũng như các nước bạn bè, anh em trên thế giới.
Những công lao to lớn của Đại tướng gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam trong công cuộc giành độc lập, thống nhất đất nước. Là vị tướng tài ba, nhà chiến lược quân sự vĩ đại cùng với nhân cách đạo đức, Đại tướng luôn được nhân dân yêu mến, kính trọng, được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, được coi là vị tướng huyền thoại của không chỉ Việt Nam mà của cả thế giới.
Dẫn lời bài viết trên một tờ báo danh tiếng của Ai Cập, Đại sứ Đào Thành Chung nhấn mạnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong các nhà hoạch định chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử, là kiến trúc sư của các thắng lợi của Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Không ai có thể giành được uy tín và sự kính trọng như ông ở Việt Nam, sau lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh.
Sau một phút mặc niệm, trên nền nhạc "Hồn tử sĩ" trầm hùng và sự xúc động, Đại sứ Đào Thành Chung, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan, cùng bà con Việt kiều, lưu học sinh Việt Nam tại Ai Cập đã kính cẩn thắp hương trước di ảnh Đại tướng, cầu chúc người yên giấc ngàn thu và vong linh người được siêu thoát.
Ngày 13-10, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập sẽ mở sổ tang, đón tiếp đại diện chính quyền nước sở tại và các ngoại giao đoàn tới viếng Đại tướng.../.
Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Ngô Đức Thắng đã đọc diễn văn mở đầu Lễ viếng, bày tỏ tình cảm và niềm tự hào về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Tổng Tư lệnh đầu tiên, Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Diễn văn có đoạn: “Sự ra đi mãi mãi của Đại tướng để lại niềm tiếc thương vô hạn với nhân dân Việt Nam, với bạn bè năm châu. Tài năng và đức độ của Đại tướng đã và sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho nhiều thế hệ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tấm gương sáng ngời về tình yêu quê hương đất nước, ý chí giành độc lập, tự do của dân tộc, quyết vượt mọi khó khăn, không khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào, dẫn dắt Quân đội ta từ lúc ban đầu đến khi toàn thắng".
Sau khi điểm lại những mốc tiểu sử quan trọng của Đại tướng gắn liền với những chiến thắng oanh liệt của Việt Nam, Đại sứ Ngô Đức Thắng xúc động nói: “Với lòng biết ơn vô hạn, trước vong linh của Người, chúng ta xin nguyện nắm chặt tay nhau, đoàn kết một lòng, học tập tấm gương tài đức của Người, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mỗi cá nhân và của tập thể, để tiếp bước xứng đáng thế hệ cha ông".
Thay mặt cho đoàn sinh viện Học viện Công nghệ châu Á tại Thái Lan (AIT) dự Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sinh viên cao học Trần Tuấn Linh nói: "Đoàn sinh viên Việt Nam gồm đại diện 20 người 7h30’ sáng nay đã tập trung tại Học viện AIT để xem lại, ôn lại những thước phim, những tư liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam. Chúng con nguyện hết sức mình phấn đấu và học tập để noi gương Bác và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn".
Với những cảm xúc tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp của mình, Thiều Thị Bình, sinh viên AIT viết: "Biết ơn Bác, con cũng tự cài lấy băng tang. Mong Bác yên giấc ngàn thu, về ở một nơi đâu đó trên bầu trời bao la rộng lớn, cùng với những vĩ nhân. Bác hãy luôn soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam".
Nhiều bà con Việt Kiều tại Thái Lan đã có mặt tại buổi viếng, nhiều người đã khóc ngay bên cạnh bàn thờ Đại tướng. Bác Đinh Thị Thành, Việt Kiều tại tỉnh Chiềng Mai, cách Bangkok hơn 700km về phía Bắc cho biết, sau khi biết Đại sứ quán mở sổ tang và tổ chức Lễ viếng, bác đã xuống ngay Bangkok để kịp ngày đầu tiên vào viếng Đại tướng, người mà bác luôn dành sự kính trọng trong lòng.
Một số chính khách Thái Lan đã đến viếng Đại tướng tại Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan. Nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Bhichai Rattakul đã xúc động ghi vào sổ tang: "Không chỉ nhân dân Việt Nam mất đi một người anh hùng vĩ đại, mà thế giới cũng mất đi một nhà lãnh đạo vĩ đại". Chiều 12-10, đại sứ một số nước như Lào, Mông Cổ… tại Thái Lan, một số bạn bè quốc tế đã đến viếng Đại tướng Võ Nguyễn Giáp tại Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan.
* Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Campuchia
Sáng 12-10, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia bắt đầu tổ chức Lễ viếng, mở sổ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Ngô Anh Dũng, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên đại sứ quán, các cơ quan đại diện và thông tấn báo chí của Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp và bà con cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia,… đã tham gia viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Thay mặt Chính phủ và Quốc hội, đại diện Bộ Ngoại giao, Thượng viện và các tổ chức đoàn thể, xã hội của nước chủ nhà Campuchia đã đến viếng và ghi sổ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bà Mien Som An - Thượng nghị sĩ - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Campuchia vì Hòa bình và Phát triển, chia sẻ: Nhân dân Campuchia rất xúc động khi được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị anh hùng của dân tộc Việt Nam qua đời. Thế giới đã mất đi một người anh hùng vĩ đại, suốt đời đấu tranh vì tự do, hòa bình, hạnh phúc, không chỉ cho nhân dân Việt Nam, mà còn có cả những đóng góp cho nhân dân Campuchia.
Bà Mien Som An nói: “Chúng tôi xin bày tỏ sự khâm phục tấm gương anh hùng hiếm có của Đại tướng. Chúng tôi luôn được nghe kể về công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tấm gương anh hùng và công lao to lớn đó mang giá trị lịch sử cho toàn thể nhân loại. Chúng ta hãy ghi nhớ tấm gương anh hùng cao quý của Đại tướng vì nhân dân, vì tổ quốc, vì hòa bình và phồn vinh của đất nước Việt Nam, Campuchia, của nhân dân trong khu vực và trên toàn thế giới”.
Cũng trong sáng 12-10, đại diện các phái đoàn ngoại giao của một số nước tại Campuchia như Cuba, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Ấn Độ… đã đến viếng Đại tướng, ghi sổ tang, chia buồn với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia sẽ mở sổ tang đến trưa ngày 13-10 để cộng đồng Việt Nam và bạn bè quốc tế tại Campuchia đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
* Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập tổ chức Lễ viếng Đại tướng
Ngày 12-10, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập đã tiến hành treo cờ rủ, lập bàn thờ và tổ chức lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong buổi lễ với nghi thức trang trọng và bầu không khí trầm hùng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ai Cập Đào Thành Chung khẳng định: Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi không chỉ là sự mất mát to lớn đối với gia đình, người thân, bạn bè, mà còn là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội ta cũng như các nước bạn bè, anh em trên thế giới.
Những công lao to lớn của Đại tướng gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam trong công cuộc giành độc lập, thống nhất đất nước. Là vị tướng tài ba, nhà chiến lược quân sự vĩ đại cùng với nhân cách đạo đức, Đại tướng luôn được nhân dân yêu mến, kính trọng, được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, được coi là vị tướng huyền thoại của không chỉ Việt Nam mà của cả thế giới.
Dẫn lời bài viết trên một tờ báo danh tiếng của Ai Cập, Đại sứ Đào Thành Chung nhấn mạnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong các nhà hoạch định chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử, là kiến trúc sư của các thắng lợi của Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Không ai có thể giành được uy tín và sự kính trọng như ông ở Việt Nam, sau lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh.
Sau một phút mặc niệm, trên nền nhạc "Hồn tử sĩ" trầm hùng và sự xúc động, Đại sứ Đào Thành Chung, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan, cùng bà con Việt kiều, lưu học sinh Việt Nam tại Ai Cập đã kính cẩn thắp hương trước di ảnh Đại tướng, cầu chúc người yên giấc ngàn thu và vong linh người được siêu thoát.
Ngày 13-10, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập sẽ mở sổ tang, đón tiếp đại diện chính quyền nước sở tại và các ngoại giao đoàn tới viếng Đại tướng.../.
Hoạt động tưởng niệm Đại tướng tại các nước ASEAN  (13/10/2013)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng GS. Nguyễn Thiện Thành  (13/10/2013)
Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu Cấp cao Lào, Campuchia  (13/10/2013)
Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm chính thức Việt Nam  (13/10/2013)
Quân và dân cả nước tổ chức lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (13/10/2013)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật đấu thầu (sửa đổi)  (13/10/2013)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay