Hy Lạp muốn né các biện pháp "thắt lưng buộc bụng"
Các thanh sát viên và nhà kiểm toán của "bộ tam" nói trên bắt đầu đợt kiểm tra nhằm đánh giá những tiến bộ của Hy Lạp trong việc thực hiện các cam kết ổn định lĩnh vực tài chính, bằng cuộc họp với Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, Yannis Stournaras hôm 22-9.
Đợt kiểm tra dự kiến kết thúc vào cuối tháng 10-2013 này sẽ quyết định việc giải ngân khoản vay tiếp theo trị giá 1 tỷ euro (1,4 tỷ USD), nằm trong gói cứu trợ dành cho Hy Lạp.
Tuần báo To Vima cảnh báo việc thông qua thêm chỉ một biện pháp "khắc khổ" cũng có thể gây ra tình trạng bất ổn chính trị.
Trong bài phát biểu hồi tuần trước tại Brussels (Bỉ), Thủ tướng Antonis Samaras cho biết Athens không muốn thông qua bất kỳ biện pháp "thắt lưng buộc bụng" nào nữa. Gần đây, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình, phản đối quyết định cắt giảm lao động.
Không giống với những lần viếng thăm trước của các chủ nợ, lần này Hy Lạp đã đạt được một số tiến bộ trong việc cải thiện lĩnh vực tài chính, khi thông báo về khả năng thặng dư ngân sách. Kết quả này có thể giúp Athens đề nghị khoản hỗ trợ tài chính bổ sung từ EU vào cuối năm nay.
Theo giới phân tích, nội dung các cuộc đàm phán giữa nhóm "bộ tam" và Hy Lạp tập trung vào việc tạo thuận lợi cho các khoản vay của Hy Lạp thông qua việc xóa một phần các khoản nợ hoặc cung cấp các khoản vay mới với điều kiện ưu đãi hơn.
Hy Lạp đang hy vọng sau cuộc bầu cử ngày 22-9, chính phủ mới được thành lập ở Đức sẽ có quan điểm "thoáng hơn" đối với việc xóa nợ cho nước này.
Tình trạng suy thoái của kinh tế Hy Lạp cũng phần nào dịu bớt và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ, dù vẫn ở mức cao hơn 27%. Trong một buổi hội thảo, Bộ trưởng Tài chính Stournaras khẳng định dấu hiệu phục hồi của kinh tế Hy Lạp đang trở nên rõ ràng hơn.
Kể từ năm 2010, Hy Lạp đã nhận tổng cộng 240 tỷ euro (325 tỷ USD) từ hai gói cứu trợ của EU và IMF, song hiện nay nước này thừa nhận rằng một gói cứu trợ thứ ba sẽ là cần thiết và ước vào khoảng 10 tỷ euro.
IMF dự kiến Hy Lạp sẽ cần 4,4 tỷ euro vào năm 2014 và thêm 6,5 tỷ euro vào năm 2015./.
Việt Nam là thành viên tích cực của Liên hợp quốc  (23/09/2013)
Sửa Luật Ngân sách Nhà nước, nâng hiệu quả quản lý  (23/09/2013)
"Có thể nhân rộng viet-phap.vn thành website mẫu"  (23/09/2013)
Phần Lan muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Việt Nam  (23/09/2013)
Cần ban hành luật để siết chặt quản lý đầu tư công  (23/09/2013)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam