Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và những điều chỉnh chiến lược
TCCSĐT - Sáng 23-9-2013 tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo khoa khoa học quốc tế "Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và những điều chỉnh chiến lược".
Chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; PGS, TS. Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; TS. Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; TS. Bùi Văn Thạch, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Toàn cảnh Hội thảo |
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá và làm rõ các nội dung sau:
Thứ nhất, bối cảnh trong nước, quốc tế và tình hình tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyế Đại hội XI về kinh tế - xã hội.
Thứ hai, phân tích, đánh giá các kết quả đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu Đại hội; cũng như theo mục tiêu điều chỉnh tại Kết luận 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 59/2011/Quốc hội khóa XII và Nghị quyết 11/2011/NQ-CP của Chính phủ; các hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cần thiết trong lãnh đạo, chỉ đạo.
Thứ ba, xác định mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2 năm 2014 - 2015; những vấn đề gì nổi lên cần quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo hoặc những điều chỉnh cần thiết (nếu có) về mục tiêu tổng quát cho năm 2014 - 2015. Nên chăng, cần có một chương trình trung hạn (từ nay đến hết năm 2015) để phục hồi kinh tế, khôi phục niềm tin cho thị trường với chính sách chủ đạo là thực hiện chính sách “lạm phát mục tiêu”, với mức tăng CPI khoảng 7% mỗi năm cho 3 năm 2013 - 2015 và có thể dưới 5% cho các năm tiếp theo; và đặt mục tiêu tăng trưởng cho hợp lý bằng khoảng 6% cho giai đoạn 2014 - 2015.
Thứ tư, cần có biện pháp như thế nào đối với chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm phục vụ cho mục tiêu huy động tổng đầu tư toàn xã hội trong khoảng 31 - 32% GDP trong 2 năm tới cũng như tăng cường huy động các nguồn lực và sự đồng thuận của toàn xã hội để phục vụ nền kinh tế.
Thứ năm, về các đột phá chiến lược. Cần có những vấn đề, giải pháp gì quyết liệt để đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế, khơi thông những nút thắt thể chế để phục hồi tăng trưởng, tạo nguồn lực mạnh mẽ hơn cho xây dựng kết cấu hạ tầng và chính sách nào để đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ sáu, về tái cơ cấu nền kinh tế. Những biện pháp gì để huy động nguồn lực thực hỗ trợ cho tái cơ cấu nền kinh tế; chương trình hành động, kế hoạch, đề án cụ thể như thế nào để triển khai quyết liệt Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Đề án tái cơ cấu 3 lĩnh vực.
Trong Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, GS, TS. Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, năm 2011 bắt đầu giai đoạn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 với nhiều bất ổn vĩ mô cần được giải quyết. Những điểm yếu mang tính cơ cấu tồn đọng từ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam: lạm phát kéo dài, tăng trưởng không ổn định và thấp hơn so với thời kỳ trước, nhập siêu, nợ công và nợ nước ngoài tăng nhanh. Từ cuối năm 2007, đã có những chỉ dấu rõ ràng về yếu kém của nền kinh tế. Sang năm 2008, trước bối cảnh khó khăn kinh tế toàn cầu và cơ cấu kinh tế dễ bị tổn thương, mục tiêu tăng trưởng do Chính phủ đặt ra được điều chỉnh giảm, từ 8,5% - 9% theo kế hoạch xuống 7,2% - nhưng cũng không thể hoàn thành. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 chỉ đạt 6,23%, chính thức đánh dấu sụt giảm tốc độ tăng trưởng. Sang năm 2009 và năm 2010, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam giữ ở mức thấp 5,32% và 6,78%. Tăng trưởng kinh tế do vậy cũng không thể đạt mức kế hoạch đặt ra.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2006 - 2010, Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á. Dự trữ ngoại tệ cũng thường xuyên trong tình trạng căng thẳng, với tỷ giá được điều chỉnh bằng các quyết định hành chính và cũng thường xuyên chịu áp lực phá giá đồng tiền. Thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường cổ phiếu, biến động bất thường với biên độ cao. Trong khi đó, xếp hạng tín nhiệm quốc gia cũng phần nào cho thấy hiệu quả hoạt động tương đối kém của Việt Nam so với các nước trong khu vực.
GS, TS. Trần Thọ Đạt đánh giá nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém hiện nay cần được mỏ xẻ và phân tích chủ yếu trong nội tại nền kinh tế, đó là tư duy chiến lược phát triển kinh tế chưa thực sự nhất quán; thể chế quản lý chưa thực sự minh bạch và hiệu quả; quá chú trọng vào các giải pháp tình thế, lãng quên giải pháp chiến lược. Do đó, theo GS, TS. Trần Thọ Đạt cần đổi mới tư duy chiến lươc, đổi mới tư duy trong từng lĩnh vực; tăng cường nhà nước pháp quyền; tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm; điều chỉnh lại chỉ tiêu kế hoạch.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan phát biểu tại Hội thảo |
Tham gia thảo luận tại Hội thảo, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, nên tăng khung thời gian để đánh giá phát triển kinh tế - xã hội lên 10 năm thay vì 5 năm như hiện nay. Song song với đó không chỉ đánh giá về kinh tế mà còn cần mở rộng ra các chủ đề khác; nên đi sâu vào các chủ trương của Đại hội XI chứ không chỉ là nhìn vào những con số. Đồng chí Vũ Khoan cho rằng các chủ trương mà Đại hội XI đưa ra còn chủ quan duy ý chí, chỉ tập trung vào các mục tiêu trước mắt mà chưa chú trọng đến kết quả lâu dài. Đồng chí Vũ Khoan kiến nghị cần điều chỉnh kế hoạch chỉ tiêu và làm rõ lựa chọn trọng cung hay cầu của nền kinh tế.
Đồng thuận quan điểm của đồng chí Vũ Khoan, GS, TS. Nguyễn Quang Thái, Tổng Thư ký Hội Khoa học - Xã hội Việt Nam đề cập những mặt yếu kém trong quy hoạch chiến lược, theo đó kiểm điểm lối làm quy hoạch chiến lược lâu nay còn chưa đúng, thể hiện ở việc đánh giá tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước chưa chính xác, chưa dám nhìn vào sự thực; xác định mục tiêu chưa thực tế; cơ chế phối hợp trong quá trình thực hiện chưa đồng bộ; bệnh thành tích trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
Về tái cơ cấu đầu tư công từ góc độ tiếp cận thể chế, TS. Trần Kim Chung, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng để tái cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2011 - 2012 cần thay đổi thể chế đầu tư công theo hướng bảo đảm tính thống nhất của chiến lược phát triển quốc gia; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy liên quan đầu tư công, đặc biệt là Luật Đầu tư công và các văn bản liên quan; tăng cường kỷ cương phân cấp đầu tư công, thực hiện cơ chế mỗi chủ thể chỉ quyết định đầu tư trên cơ sở cân đối và bố trí được nguồn vốn; điều hành thống nhất nguồn vốn có khả năng làm gia tăng nợ công;…/.
Ban chỉ đạo Trung ương làm việc tại tỉnh Cần Thơ  (23/09/2013)
Thủ tướng thăm Pháp và tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc  (23/09/2013)
Có hay không “sân sau” của cán bộ?  (23/09/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ 16 đến 22-9  (23/09/2013)
Tưởng niệm 713 năm Ngày mất Hưng Đạo đại vương  (22/09/2013)
Nhật Bản chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang ASEAN  (22/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển