May hơn khôn
17:04, ngày 18-09-2013
TCCSĐT - Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ở Ô-xtrây-li-a ngày 7-9 vừa qua đúng như dự đoán trước đó về thắng cử của Liên minh Tự do - Quốc gia do thủ lĩnh Đảng Bảo thủ, ông Tô-ni A-bót (Tony Abbott) đứng đầu, nhưng lại không được như thế về mức độ thua cử của Công đảng Ô-xtrây-li-a và Thủ tướng Ke-vin Rắt (Kevin Rudd).
Ông T. A-bót và Đảng Bảo thủ đã thắng cử nhưng thắng không áp đảo, còn Thủ tướng Ke-vin Rắt và Công đảng Ô-xtrây-li-a đã thua nhưng không đến mức thảm bại. Hơn nữa, phe của ông A-bót trở lại cầm quyền sau 6 năm thất thế trước Công đảng, nhưng lại không giành được đa số trong Thượng viện. Cái nghịch lý nổi bật nhất ở kết quả bầu cử này là phe ông Tô-ni A-bót thắng cử trong khi cá nhân ông lại không được cử tri Ô-xtrây-li-a mến mộ như người bị thất cử. Giống như ở nhiều cuộc bầu cử quốc hội trước đó, chủ đề nội dung kinh tế không đóng vai trò quyết định.
Kinh tế Ô-xtrây-li-a vẫn trong tình trạng tăng trưởng ổn định suốt cả thời gian dài. Sự tăng trưởng đó dựa cậy ở mức độ đáng kể vào ngành công nghiệp khai khoáng và ngành kinh tế này không bị tác động đáng kể gì từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế ở một số khu vực khác trên thế giới.
Có thể khái quát một cách ngắn gọn và khách quan rằng, ông Tô-ni A-bót đã thắng cử nhờ may hơn khôn. Cái may đối với ông T. A-bót là Công đảng Ô-xtrây-li-a đã để mất cả thiên thời, địa lợi lẫn nhân hòa vốn đã đồng thời có được cách đây 6 năm. So với thời điểm đó, có nghĩa là khi Công đảng Ô-xtrây-li-a đánh bại và chấm dứt thời kỳ cầm quyền dài của Đảng Bảo thủ với một thắng cử vang dội, Công đảng hiện tại chẳng khác gì một “đống đổ nát” về nội bộ và thiếu nhất quán, không kiên định về đường lối chính sách. Vì thế, Công đảng Ô-xtrây-li-a đã dần để mất lòng tin trong cử tri, thậm chí còn đến cả mức bị cử tri coi là đã phản bội sự tín nhiệm của họ đến mức họ dùng lá phiếu bầu trong cuộc bầu cử này để trừng phạt Công đảng Ô-xtrây-li-a. Cái may của ông T. A-bót chính là thắng cử nhờ sự trừng phạt Công đảng này của cử tri.
Có hai lý do chính khiến cử tri Ô-xtrây-li-a mất lòng tin vào Công đảng, cho dù rất tín nhiệm Thủ tướng Ke-vin Rắt.
Thứ nhất là tình trạng bất đồng quan điểm sâu sắc và sự phân hóa nội bộ trầm trọng trong Công đảng. Quyền lực có được từ vị thế cầm quyền cách đây 6 năm đã làm thay đổi hoàn toàn nội bộ Công đảng. Sự tranh giành quyền lực dai dẳng và không khoan nhượng giữa phe ông K. Rắt và phái bà Giu-li-a Gi-lát (Julia Gillard), người đã hạ bệ ông K. Rắt và rồi lại bị ông K. Rắt hạ bệ. Những cuộc đảo chính cung đình liên tiếp ấy đã đưa lại hình ảnh và thực trạng về đảng cầm quyền hoàn toàn khác với đảng đã được cử tri dành cho vị thế cầm quyền trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2007. Công đảng Ô-xtrây-li-a đã làm cử tri xứ này thất vọng.
Thứ hai là chính sách đánh thuế khí thải CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính. Công đảng Ô-xtrây-li-a xưa nay vốn không theo đuổi chủ trương này. Nhưng sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 2010, bà G. Gi-lát đã phải nhượng bộ với Đảng Xanh để tiếp tục cầm quyền và thực thi chính sách này. Chính sách ấy vấp phải sự phản đối quyết liệt của giới công nghiệp khai khoáng và năng lượng, đơn giản vì họ phải nộp thêm thuế. Vì thuế tăng mà họ tăng giá nhiều sản phẩm, đặc biệt là năng lượng điện. Người dân phải trả giá cao hơn và bất bình với chính phủ. Nhưng còn tai hại hơn nhiều đối với Công đảng Ô-xtrây-li-a là tâm lý của cử tri cho rằng, Công đảng Ô-xtrây-li-a đã thất hứa, cam kết tranh cử một đằng nhưng rồi lại hành xử một nẻo, cơ hội và không nhất quán. Mọi nỗ lực gỡ gạc của Thủ tướng Ke-vin Rắt sau khi trở lại cầm quyền nhằm xoay chuyển tình thế đều không còn kịp.
Với thắng cử của ông Tô-ni A-bót và liên minh Tự do - Quốc gia, chính trường Ô-xtrây-li-a thiên lệch nhiều hơn về phía hữu. Ông T. A-bót chắc chắn sẽ huỷ bỏ chính sách đánh thuế khí thải CO2 như đã cam kết khi tranh cử và sẽ cứng rắn hơn trong vấn đề người nước ngoài tỵ nạn hoặc tìm cách nhập cảnh để tỵ nạn ở Ô-xtrây-li-a. Tuy nhiên, việc trị vì xứ này trong bối cảnh tình hình hiện tại không dễ dàng. Phe của ông Tô-ni A-bót không kiểm soát được Thượng viện.
Những dự định về phương diện chính sách xã hội của ông T. A-bót rồi sẽ vấp phải sự chống đối của giới kinh tế vốn đã ủng hộ chủ trương huỷ bỏ thuế nhằm vào khí thải CO2 của Công đảng. Kinh tế Ô-xtrây-li-a cũng không thể tăng trưởng được lâu nữa nếu chỉ nhờ cậy vào xuất khẩu khoáng sản và nguyên vật liệu. Cải cách thị trường lao động cũng là vấn đề cấp thiết. Nhu cầu vốn đầu tư của nước ngoài rất lớn. Trong tranh cử, ông T. A-bót cũng chưa cho thấy sự mường tượng của mình về việc sẽ vượt qua những thách thức này như thế nào./.
Kinh tế Ô-xtrây-li-a vẫn trong tình trạng tăng trưởng ổn định suốt cả thời gian dài. Sự tăng trưởng đó dựa cậy ở mức độ đáng kể vào ngành công nghiệp khai khoáng và ngành kinh tế này không bị tác động đáng kể gì từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế ở một số khu vực khác trên thế giới.
Có thể khái quát một cách ngắn gọn và khách quan rằng, ông Tô-ni A-bót đã thắng cử nhờ may hơn khôn. Cái may đối với ông T. A-bót là Công đảng Ô-xtrây-li-a đã để mất cả thiên thời, địa lợi lẫn nhân hòa vốn đã đồng thời có được cách đây 6 năm. So với thời điểm đó, có nghĩa là khi Công đảng Ô-xtrây-li-a đánh bại và chấm dứt thời kỳ cầm quyền dài của Đảng Bảo thủ với một thắng cử vang dội, Công đảng hiện tại chẳng khác gì một “đống đổ nát” về nội bộ và thiếu nhất quán, không kiên định về đường lối chính sách. Vì thế, Công đảng Ô-xtrây-li-a đã dần để mất lòng tin trong cử tri, thậm chí còn đến cả mức bị cử tri coi là đã phản bội sự tín nhiệm của họ đến mức họ dùng lá phiếu bầu trong cuộc bầu cử này để trừng phạt Công đảng Ô-xtrây-li-a. Cái may của ông T. A-bót chính là thắng cử nhờ sự trừng phạt Công đảng này của cử tri.
Có hai lý do chính khiến cử tri Ô-xtrây-li-a mất lòng tin vào Công đảng, cho dù rất tín nhiệm Thủ tướng Ke-vin Rắt.
Thứ nhất là tình trạng bất đồng quan điểm sâu sắc và sự phân hóa nội bộ trầm trọng trong Công đảng. Quyền lực có được từ vị thế cầm quyền cách đây 6 năm đã làm thay đổi hoàn toàn nội bộ Công đảng. Sự tranh giành quyền lực dai dẳng và không khoan nhượng giữa phe ông K. Rắt và phái bà Giu-li-a Gi-lát (Julia Gillard), người đã hạ bệ ông K. Rắt và rồi lại bị ông K. Rắt hạ bệ. Những cuộc đảo chính cung đình liên tiếp ấy đã đưa lại hình ảnh và thực trạng về đảng cầm quyền hoàn toàn khác với đảng đã được cử tri dành cho vị thế cầm quyền trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2007. Công đảng Ô-xtrây-li-a đã làm cử tri xứ này thất vọng.
Thứ hai là chính sách đánh thuế khí thải CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính. Công đảng Ô-xtrây-li-a xưa nay vốn không theo đuổi chủ trương này. Nhưng sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 2010, bà G. Gi-lát đã phải nhượng bộ với Đảng Xanh để tiếp tục cầm quyền và thực thi chính sách này. Chính sách ấy vấp phải sự phản đối quyết liệt của giới công nghiệp khai khoáng và năng lượng, đơn giản vì họ phải nộp thêm thuế. Vì thuế tăng mà họ tăng giá nhiều sản phẩm, đặc biệt là năng lượng điện. Người dân phải trả giá cao hơn và bất bình với chính phủ. Nhưng còn tai hại hơn nhiều đối với Công đảng Ô-xtrây-li-a là tâm lý của cử tri cho rằng, Công đảng Ô-xtrây-li-a đã thất hứa, cam kết tranh cử một đằng nhưng rồi lại hành xử một nẻo, cơ hội và không nhất quán. Mọi nỗ lực gỡ gạc của Thủ tướng Ke-vin Rắt sau khi trở lại cầm quyền nhằm xoay chuyển tình thế đều không còn kịp.
Với thắng cử của ông Tô-ni A-bót và liên minh Tự do - Quốc gia, chính trường Ô-xtrây-li-a thiên lệch nhiều hơn về phía hữu. Ông T. A-bót chắc chắn sẽ huỷ bỏ chính sách đánh thuế khí thải CO2 như đã cam kết khi tranh cử và sẽ cứng rắn hơn trong vấn đề người nước ngoài tỵ nạn hoặc tìm cách nhập cảnh để tỵ nạn ở Ô-xtrây-li-a. Tuy nhiên, việc trị vì xứ này trong bối cảnh tình hình hiện tại không dễ dàng. Phe của ông Tô-ni A-bót không kiểm soát được Thượng viện.
Những dự định về phương diện chính sách xã hội của ông T. A-bót rồi sẽ vấp phải sự chống đối của giới kinh tế vốn đã ủng hộ chủ trương huỷ bỏ thuế nhằm vào khí thải CO2 của Công đảng. Kinh tế Ô-xtrây-li-a cũng không thể tăng trưởng được lâu nữa nếu chỉ nhờ cậy vào xuất khẩu khoáng sản và nguyên vật liệu. Cải cách thị trường lao động cũng là vấn đề cấp thiết. Nhu cầu vốn đầu tư của nước ngoài rất lớn. Trong tranh cử, ông T. A-bót cũng chưa cho thấy sự mường tượng của mình về việc sẽ vượt qua những thách thức này như thế nào./.
Việt Nam đi đúng hướng trên con đường phát triển  (18/09/2013)
WTO đánh giá cao sự thay đổi chính sách của Việt Nam  (18/09/2013)
Vương quốc Đan Mạch: Đối tác quan trọng của Việt Nam  (17/09/2013)
Tuyên bố chung Việt Nam - Hungary  (17/09/2013)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên