Nga là một địa chỉ hợp tác đào tạo tin cậy của Việt Nam
Tham dự Hội thảo với khách mời đặc biệt là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, về phía Việt Nam còn có Đại sứ Phạm Xuân Sơn cùng gần 30 đại biểu đại diện cho các bộ Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm khoa học, các trường đại học của Việt Nam; về phía Nga có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học V. Kaganov cùng các đại diện của hơn 30 trường đại học hàng đầu của Nga và các nhà khoa học có bề dày kinh nghiệm hợp tác giáo dục - khoa học với Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ vui mừng được chứng kiến hoạt động rất có ý nghĩa trong hợp tác giáo dục - khoa học giữa hai nước, hy vọng lĩnh vực hợp tác này tiếp tục là một trong những nền tảng quan trọng trong quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2014 - 2020.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, nhân dân Nga nói chung, các nhà khoa học nói riêng trong quá khứ đã giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam đào tạo hơn 25.000 tiến sĩ, kỹ sư trình độ cao cho các ngành khoa học cơ bản của Việt Nam, khẳng định Việt Nam luôn ghi nhớ và hàm ơn đội ngũ các nhà khoa học Nga đã giúp Việt Nam đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao ở mọi lĩnh vực, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Phó Thủ tướng thông báo vắn tắt một số nét về hệ thống giáo dục Việt Nam và chính sách của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khẳng định Việt Nam coi giáo dục - đào tạo là một trong những nền tảng quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững; nêu rõ trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo dục, nâng cao trình độ giáo viên, triển khai chương trình đào tạo 10.000 tiến sĩ ở nước ngoài để phục vụ sự nghiệp giáo dục; trong đó Nga được đánh giá là một trong những địa chỉ hợp tác đào tạo quốc tế tin cậy của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, chuyến thăm lần này của Đoàn là nhằm cụ thể hóa các nội dung thỏa thuận đã đạt được về hợp tác chiến lược trong lĩnh vực giáo dục - khoa học công nghệ, gồm các lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, trong đó có nano; hàng không vũ trụ, phối hợp khai thác hệ thống vệ tinh định vị của hai nước; phát triển năng lượng mới, trong đó có năng lượng hạt nhân; công nghệ y-dược; khoa học biển và kinh tế biển, đặc biệt là thiết kế tàu; đào tạo nghiên cứu phát triển toán học và vật lý; phối hợp nghiên cứu các dự án phát triển kinh tế, đặc biệt là nghiên cứu hải dương, môi trường sinh thái biển của Việt Nam; tiếp tục hợp tác trong nghiên cứu và xử lý chất độc da cam ở Việt Nam.
Phó Thủ tướng tuyên bố, Việt Nam mong muốn tăng số lượng sinh viên người Việt học tập ở Nga từ nay đến 2020 lên 4.000 người bằng cả nguồn kinh phí của Nhà nước Việt Nam cũng như học bổng của Nga.
Phó Thủ tướng mong muốn Hội thảo làm rõ hơn phương thức thực hiện chiến lược hợp tác giáo dục, khoa học - công nghệ, đặt ra mục tiêu, lộ trình cụ thể làm nền tảng phát triển quan hệ chiến lược toàn diện giữa hai nước giai đoạn 2014 - 2020; nhấn mạnh Việt Nam rất mong muốn được tiếp nhận đề xuất của của các nhà khoa học Nga nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực này; đặc biệt là đề xuất thực hiện các nghiên cứu chung có hiệu quả kinh tế cao, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của hai nước.
Các đại biểu tham dự Hội thảo trao đổi tình hình hoạt động giáo dục - đào tạo ở mỗi nước, thông tin về chính sách phát triển giáo dục và nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu quốc gia trọng điểm và hợp tác quốc tế về giáo dục của mỗi quốc gia. Các đại biểu đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa Liên bang Nga và Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; cho rằng truyền thống hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực này là tiền đề thuận lợi để tiếp tục mở rộng hợp tác mạnh mẽ trong thời gian tới, phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở hai nước.
Các đại biểu cũng cho rằng hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga ngày càng được củng cố và phát triển, trong đó có giáo dục, khoa học - công nghệ. Hợp tác trong lĩnh vực này nhận được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo hai nhà nước, được cụ thể hóa trong các hiệp định liên chính phủ, đang mang lại hiệu quả cao, nhất là các lĩnh vực năng lượng nguyên tử, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học nhiệt đới.
Tại Hội thảo, đại diện các trường đại học của hai bên thống nhất đẩy nhanh nghiên cứu thành lập các trường đại học liên doanh, mở ra các phương hướng mới như đóng tàu, nghiên cứu và chinh phục vũ trụ, y học, khoa học biển, sinh học, định vị vệ tinh, nghiên cứu vũ trụ. Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục - Khoa học Nga đã ký biên bản hợp tác.
Cũng trong ngày 16-9, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đoàn công tác đã thăm và làm việc với các trường đại học Ngân hàng, Giao thông đường sắt, Viện sinh hóa hữu cơ và gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga./.
Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác với New Zealand  (17/09/2013)
Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN về thu hút khách du lịch quốc tế  (17/09/2013)
Sẵn sàng ứng phó bão số 8  (17/09/2013)
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường bảo đảm an toàn hạt nhân  (17/09/2013)
Việt Nam là thành viên tích cực của Liên hợp quốc  (17/09/2013)
Điện thăm hỏi của Thủ tướng Lào  (17/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển