Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam: Những bằng chứng lịch sử
22:19, ngày 22-08-2013
TCCSĐT - Sáng ngày 22-8, tại Hội trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh, Văn Phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”.
Các đại biểu và khách tham quan đang xem những bằng chứng lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam |
Tham dự lễ khai mạc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Văn Nên, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Dự triển lãm còn có đồng chí Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Trưởng Ban Chỉ đạo, cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh, thông tấn báo chí và gần 1.000 khách tham quan.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Đỗ Quý Doãn cho biết: Cuộc Triển lãm diễn ra từ ngày 22 đến 29-8-2013 tại Hội trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh là sự nối tiếp thành công từ 2 cuộc triển lãm đã tổ chức tại Hà Tĩnh nhân tuần lễ biển, đảo Việt nam vào tháng 6-2013 và tại Thủ đô Hà Nội vào tháng 7-2013 đã thu hút trên 10 nghìn lượt khách tham quan. Tại cuộc triển lãm này, gần 200 bản đồ và tư liệu được trưng bày, là một phần nhỏ các bằng chứng lịch sử và pháp lý thu thập được ở Việt Nam và các nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển đông, vốn được tổ tiên người Việt bao đời và các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia từ trước thế kỷ XVII và duy trì một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Triển lãm được tổ chức với mục đích góp phần khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam, nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; giúp bạn bè quốc tế, trong đó có người dân Trung Quốc, hiểu được mong muốn, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong việc duy trì hòa bình, ổn định, đồng thời tiếp tục khẳng định ý chí quyết tâm của người dân Việt Nam trong bảo vệ từng tấc đất biển, trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Đồng chí Đỗ Quý Doãn nhấn mạnh: Thời gian gần đây, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và căng thẳng thu hút sự quan tâm của người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước; dư luận khu vực và quốc tế cũng rất quan tâm. Do vậy, việc sưu tầm, thẩm định và công bố các tư liệu, bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cuộc triển lãm này được tổ chức như một cách tri ân đồng bào, đồng chí trong và ngoài nước dày công sưu tầm, lưu giữ và truyền tải đến thế hệ hôm nay và mai sau những tư liệu quý về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những bằng chứng quan trọng này sẽ nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam luôn phải biết ơn các thế hệ đồng bào, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Cuộc Triển lãm thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới báo chí |
Theo đồng chí Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trưởng Ban Tổ chức: Cuộc Triển lãm trưng bày gồm 4 nhóm tư liệu chính là: 1- Phiên bản các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; tập bản đồ gồm 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do Việt Nam, Phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay. 2- Bốn cuốn atlas (tập bản đồ chính thức) do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908, 1917, 1919 và 1933. Các atlas này là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh đề ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục vào các năm sau đó. Trong các atlas luôn chỉ giới hạn cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không hề nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, điều đó chứng minh rõ sự phi lý cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với hai quần đảo này. 3- Một số tư liệu, văn bản, ấn phẩm của các nước phương Tây từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, tư liệu về quần đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng hòa về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 4- Một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian gần đây.
Để người tham quan có thể dễ dàng đối chiếu, kiểm chứng, làm tăng thêm độ chuẩn xác và giá trị của chúng, các nguồn bản đồ và tư liệu Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây được đặt cùng nhau, bổ sung cho nhau, góp phần khẳng định một cách khách quan là trong nhiều thế kỷ liên tục các nhà nước quân chủ Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền của mình ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách thực sự, đầy đủ và không hề gặp phải sự phản đối hay tranh chấp với bất cứ một quốc gia nào.
Qua theo dõi các bản đồ được trưng bày tại Triển lãm cho thấy, các nhà nước Việt Nam từ thời phong kiến, trải qua nhiều thập kỷ bị đô hộ, xâm lược đến nay đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi rõ trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được biên soạn, xuất bản từ thế kỷ XVI đến nay./.
Khai mạc Hội thao Khu vực miền Trung - Tây Nguyên chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Ngành Kiểm tra Đảng  (22/08/2013)
Đoàn công tác Bộ Chính trị làm việc tại Tiền Giang  (22/08/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến công tác tại Hoa Kỳ  (22/08/2013)
Tổng thống Seychelles sẽ thăm chính thức Việt Nam  (22/08/2013)
Tàu Hải quân Hoàng gia Ô-xtrây-li-a thăm Thành phố Hồ Chí Minh  (22/08/2013)
Việt Nam trước nguy cơ "gánh" thời tiết cực đoan  (22/08/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên