Sẽ phát hành trái phiếu Chính phủ để làm Quốc lộ 1
Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Vũ Đức Đam, để thu hút nhà đầu tư dự án mở rộng Quốc lộ 1 và cải tạo, nâng cấp đường Hồ Chí Minh đi qua Tây Nguyên (Quốc lộ 14), một số đoạn có thể kêu gọi nhà đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao) hoặc PPP (công - tư) cùng làm. Tuy nhiên, một số đoạn không kêu gọi được nhà đầu tư nên phải dùng ngân sách.
“Chính phủ đã báo cáo Quốc hội, xin phương án phát hành trái phiếu Chính phủ thay vì phát hành trái phiếu doanh nghiệp có sự bảo lãnh của Chính phủ để làm Quốc lộ 1 và các dự án trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua Tây Nguyên,” Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định.
Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 5-2013 của Văn phòng Chính phủ tổ chức vào trưa 26-5.
Phát biểu trong phiên họp báo Chính phủ tháng 5, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, hiện nay, nước ta có một số công trình giao thông rất quan trọng, trong đó có Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua Tây Nguyên.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, công trình Quốc lộ 1A đã được đưa vào Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, coi đây là một trong những công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm của cả nước. Đường Hồ Chí Minh khu vực đi qua Tây Nguyên cũng có vai trò đặc biệt quan trọng vì khu vực này là địa bàn về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh cần đẩy mạnh phát triển, nên hạ tầng phải đi trước một bước.
Lý giải vấn đề này, Bộ trưởng Đam nhìn nhận, khác các vùng khu vực trên cả nước, Tây Nguyên chưa có đường sắt mà chỉ có một số sân bay nhỏ. Để phát triển vùng thì cần tập trung đầu tư giao thông. Vì thế, việc đầu tư 2 công trình này là rất cấp bách.
“Nhân dân, cả nước và kể cả nhà đầu tư nước ngoài đều mong muốn có giải pháp để đầu tư, hoàn thành sớm nhiều công trình giao thông, trong đó có 2 tuyến đường trên,” Bộ trưởng Vũ Đức Đam chia sẻ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng đặt ra câu hỏi, với các dự án trên, làm thế nào để huy động nguồn vốn đầu tư khi mà bối cảnh tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng ngân sách giảm xuống còn chưa đầy 19% (những năm trước, tỷ lệ này vào khoảng 30 - 40%).
“Quốc lộ 1A là đường xương sống dọc đất nước với gần 2.000 km. Do vậy, không phải đoạn nào cũng có nhiều xe đi để thuyết phục nhà đầu tư đầu tư thu phí,” Bộ trưởng Vũ Đức Đam thừa nhận.
"Không nâng phí giao thông quá cao"
Chứng minh thực tế này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng xã hội hóa làm đường giao thông, nói một cách nôm na là “bỏ tiền chẵn thu tiền lẻ”, bỏ vốn hàng nghìn tỷ đồng để làm đường nhưng thu lại chủ yếu bằng phí giao thông mà người tham gia giao thông trả, đều là nhận tiền lẻ. Muốn hoàn vốn phải có nhiều xe đi qua hoặc nếu không nhiều xe thì mức phí thu trên mỗi xe phải cao, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển chung của cả nền kinh tế.
Bổ sung thêm, Bộ trưởng Đam cũng khẳng định, chúng ta không thể nâng phí giao thông quá cao. Do vậy, một số đoạn có thể kêu gọi nhà đầu tư qua hình thức BOT hoặc PPP cùng làm. Tuy nhiên, vẫn có một số đoạn không kêu gọi được nhà đầu tư, vì thế mà buộc phải dùng ngân sách Nhà nước.
Đề cập đến việc dùng ngân sách làm đường giao thông, theo vị Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Quốc hội cũng đặt ra chỉ số bội chi (không quá 4,8%). Từ năm 2012, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội xin phương án phát hành trái phiếu để làm Quốc lộ 1 bởi đây là tuyến đường dài, có nhiều đoạn xen kẽ, có đoạn sử dụng vốn ngân sách…
“Chính phủ đã báo cáo Quốc hội và Quốc hội đã bàn, thông qua Nghị quyết cho phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh của Chính phủ. Trái phiếu của doanh nghiệp phát hành, được Chính phủ bảo lãnh thực chất là nợ công, nghĩa là khoản tiền này được Quốc hội thông qua về mặt nguyên tắc để tính vào nợ công chung,” Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết.
Tuy nhiên, vị Bộ trưởng này cũng thẳng thắn thừa nhận, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành các công việc chuẩn bị để phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh của Chính phủ nhưng sau khi tính toán, thời điểm này rất khó khăn với doanh nghiệp và khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cộng với lãi suất ngân hàng hiện hữu, chi phí phát hành sau cùng tính vào chi phí làm đường sẽ rất cao.
“Từ kỳ họp tháng 4, Chính phủ đã bàn và kể cả kỳ họp này, mà cụ thể là sáng nay, Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ trưởng liên quan đề xuất và đồng ý phương án báo cáo, trình Quốc hội cho phép Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ thay vì phát hành trái phiếu doanh nghiệp có sự bảo lãnh của Chính phủ để thực hiện xây dựng Quốc lộ 1A, thực hiện các dự án trên Quốc lộ 1A và các dự án trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua Tây Nguyên,” Bộ trưởng Vũ Đức Đam tiết lộ.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng cho biết, nhu cầu phát hành trái phiếu công trình đã được thông qua vào năm 2012 dự kiến là gần 58.000 tỷ đồng đối với các dự án trên các tuyến Quốc lộ huyết mạch này./.
Quốc lộ 1 là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam, từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) với tổng chiều dài 2.300 km. Hiện nay, Quốc lộ 1 đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2 làn xe trên toàn tuyến, một số đoạn có lưu lượng lớn đã được mở rộng lên 4 làn xe (khoảng 476 km) và xây dựng 18 tuyến tránh qua các đô thị. Trong đó, đoạn Hà Nội - Cần Thơ dài 1.887 km (đã mở rộng và xây dựng tuyến tránh 554 km, đang mở rộng 73 km, chưa mở rộng khoảng 1.260 km). Tuy nhiên, hiện một số đoạn tuyến đã quá tải, thường xảy ra tình trạng ùn tắc trên diện rộng, đặc biệt các đoạn từ Hà Nam - Ninh Bình - Thanh Hóa - Hà Tĩnh và một số đoạn qua đô thị lớn. |
Các chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp Việt Nam đang được cải thiện  (26/05/2013)
Họp báo Chính phủ tháng 5-2013  (26/05/2013)
Họp báo Chính phủ tháng 5-2013  (26/05/2013)
Thủ tướng Nhật Bản quyết chiếm thị trường Myanmar  (26/05/2013)
Tổng thống Palestine thông báo lập chính phủ mới  (26/05/2013)
5 tháng đầu năm tín dụng VND tăng 4,57%  (26/05/2013)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam