Đa số ủng hộ không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận, phường
Tại buổi họp báo, Người phát ngôn của Bộ Tư pháp đã thông báo một số thông tin về công tác tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương.
Kết quả tổng hợp cho thấy, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức hơn 28.000 hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 18 triệu lượt ý kiến góp ý của tập thể, cá nhân.
Riêng Chương II về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã có đến hơn 5,6 triệu lượt ý kiến góp ý, các Chương IX về chính quyền địa phương, Chương V về Quốc hội, Chương III về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường nhận được từ 1 triệu đến 1,9 triệu lượt ý kiến góp ý.
Báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trên cơ sở tổng hợp, tiếp thu từ báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân của 63 tỉnh, thành phố, 30 bộ, ngành. Báo cáo đã thể hiện rõ 7 nhóm vấn đề của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được các bộ, ngành, địa phương quan tâm, đề xuất hoàn thiện; trong đó đóng góp sâu vào Chương VII về Chính phủ và Chương IX về chính quyền địa phương.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, Ủy viên Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ giúp việc đồng thời là Người phát ngôn của Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 đã trả lời một số vấn đề báo giới quan tâm, liên quan đến những kiến nghị cụ thể về trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng; việc tiếp thu các ý kiến góp ý của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, mô hình chính quyền địa phương trong điều kiện không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường.
Đồng chí Hoàng Thế Liên cho biết các ý kiến kiến nghị xác định rõ vị trí, địa vị pháp lý của Chính phủ với tư cách là cơ quan thực hiện quyền hành pháp trong tổ chức quyền lực. Khi đã công nhận Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp thì không nên quy định là cơ quan chấp hành của Quốc hội bởi đó là điều đương nhiên. Phải quy định thẩm quyền của Chính phủ cũng như thành viên Chính phủ để họ có vị trí độc lập nhất định. Chính phủ là người đầu tiên đề xuất, hoạch định chính sách xây dựng và trình chính sách. Những chính sách lớn có liên quan đến điều hành thì nên để Chính phủ đề xuất, điều hành để có thể nhanh nhạy, chủ động đối phó với tình hình.
Các ý kiến đề xuất Thủ tướng, các Bộ trưởng có trách nhiệm báo cáo công tác của mình trước nhân dân, nhằm đề cao trách nhiệm cá nhân trước nhiệm vụ được giao.
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cũng cho hay các kiến nghị được xây dựng công phu trên nguồn ý kiến của nhân dân, các chuyên gia trong quá trình hội thảo tọa đàm. Báo cáo của Chính phủ dài trên 100 trang, được chắt lọc từ 5.000 trang báo cáo của các bộ, ngành, địa phương. Nhiều vấn đề cơ bản đã được Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp tiếp thu, làm cho chất lượng dự thảo sửa đổi tốt hơn rất nhiều. Những kiến nghị chưa được lập luận chắc chắn sẽ tiếp tục được lập luận thêm để Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp tiếp thu để biến Hiến pháp thành đạo luật có giá trị thực tiễn.
Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN về ý kiến nhân dân xung quanh vấn đề không tổ chức Hội đồng Nhân dân quận, huyện, phường, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cho biết ông đồng tình với số liệu thăm dò dư luận do Bộ Nội vụ đưa ra: 79% số người được hỏi đồng tình với việc không tổ chức Hội đồng Nhân dân quận, huyện, phường.
Theo ông, Dự thảo Hiến pháp lần này đã có sự phân biệt giữa đơn vị hành chính lãnh thổ với cách thức tổ chức chính quyền từng đơn vị hành chính lãnh thổ một. Cách thức tổ chức chính quyền trên từng lãnh thổ được giao cho Luật định, tổ chức phù hợp với đặc thù của từng địa phương. Việc Dự thảo Hiến pháp trao lại cho Luật quy định mô hình tổ chức chính quyền trên từng lãnh thổ là mở ra một cánh cửa rất rộng, sẽ có điều kiện để tổ chức chính quyền phân cấp theo từng đơn vị lãnh thổ cho phù hợp hơn. Khi làm luật về chính quyền địa phương, sẽ đưa ra nguyên tắc tổ chức Hội đồng Nhân dân ở đâu 1 cấp, ở đâu 2 cấp, 3 cấp chứ không đưa ra mô hình thống nhất trong toàn quốc./.
Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở  (17/05/2013)
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Nga, Belarus  (17/05/2013)
Thủ tướng hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Belarus  (17/05/2013)
Tiếp nhận hơn 60 hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa  (17/05/2013)
Trưng bày kỷ vật về đường Trường Sơn huyền thoại  (17/05/2013)
Các nước đang phát triển tăng mạnh đầu tư toàn cầu  (17/05/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên