Khai mạc Cuộc họp Nhóm công tác hạ nguồn Mê Kông - Mỹ
Cuộc họp Nhóm công tác hạ nguồn Mê Kông - Mỹ lần thứ 4 diễn ra trong hai ngày 25 và 26-4 nhằm rà soát các hoạt động đã và đang triển khai từ sau cuộc họp của LMI lần thứ 3 ở Phuket, Thái Lan vào tháng 9-2012. Các lĩnh vực được tập trung thúc đẩy gồm môi trường và nước, giáo dục, y tế và kết cấu hạ tầng. Ngoài ra, LMI cũng đặt mục tiêu gia tăng kết nối trong đó có việc thắt chặt hợp tác công - tư trong phát triển kết cấu hạ tầng. Cuộc họp sẽ thảo luận các sáng kiến, hoạt động hợp tác mới và chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng LMI lần thứ 6 sắp tới tại Brunei. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam nâng cao vai trò trong LMI và thúc đẩy quan hệ hợp tác với Mỹ cùng các nước khu vực sông Mê Kông.
Cơ chế hợp tác Hạ nguồn sông Mê kông - Mỹ (LMI) được hình thành từ năm 2009 theo sáng kiến của Mỹ. Đến nay, đã có 5 hội nghị bộ trưởng và 3 cuộc họp nhóm công tác được tổ chức. Các bên cũng đã hoàn chỉnh và thông qua Chương trình hành động LMI giai đoạn 2011 - 2015 với các chương trình hoạt động và dự án cụ thể cho từng lĩnh vực ưu tiên.
Riêng lĩnh vực môi trường và nước của LMI do Việt Nam phụ trách trong những năm qua đã có nhiều hoạt động rất có ý nghĩa, đáng kể nhất là việc thành lập Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (DRAGON) tại Đại học Cần Thơ trên cơ sở hợp tác giữa LMI và Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ. DRAGON đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, thảo luận về vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 5 của LMI vào tháng 7-2012, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Hillary Clinton đã thông báo Mỹ tài trợ 50 triệu USD cho LMI trong vòng 3 năm, 2 triệu USD cho hợp tác nghề cá và 1 triệu USD cho nghiên cứu thủy điện của Ủy hội sông Mê kông.
Cuộc họp tại Việt Nam lần này có 6 phiên họp chuyên đề về 6 lĩnh vực hợp tác là: môi trường và nước, y tế, giáo dục, kết nối, nông nghiệp - an ninh lương thực, an ninh năng lượng; 2 phiên họp giữa các nhóm trụ cột LMI có liên quan nhằm tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin; hội thảo về hợp tác công - tư. Từ kết quả các phiên họp này, các quốc gia sẽ thông qua định hướng hợp tác của LMI trên 6 lĩnh vực với các chương trình, dự án cụ thể.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, nhấn mạnh: "Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến các nội dung trong cuộc họp lần này bởi chúng tôi nhận thấy được nhiều lợi ích và hiệu quả thực tế mà nó mang lại. Chúng tôi cũng đã tích cực hợp tác với các quốc gia khác trong LMI và nhiều đối tác khác nhằm mang lại hiệu quả cao nhất và cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức trong tất cả các kỳ họp LMI sắp tới. Chúng tôi tin tưởng cuộc họp lần này sẽ đạt được những mục tiêu đề ra nhờ vào sự đồng thuận của các đại biểu". Tiếp theo là phát biểu của ông Michael Fuchs, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ và các bài phát biểu của đại diện đoàn đại biểu Lào, Campuchia, Thái Lan… về các lĩnh vực do nước mình phụ trách.
Sau phiên khai mạc, các cuộc họp giữa các nhóm trụ cột về triển khai các dự án hợp tác công - tư (PPP) trong khuôn khổ LMI được tiến hành theo hình thức hội thảo. Tại phiên hội thảo triển khai các dự án hợp tác công - tư (PPP), Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ quan điểm: để tận dụng mọi nguồn lực thực hiện các mục tiêu của LMI, các nước thành viên LMI nhất trí cần khuyến khích và phát huy sự tham gia của khu vực tư nhân, theo đó việc phát triển mô hình hợp tác công - tư được xem là một hướng đi đầy triển vọng.
Cuộc họp sẽ họp phiên bế mạc vào chiều mai 26-4./.
Họp báo nhân kỷ niệm 19 năm Nam Phi Tự do và 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nam Phi - Việt Nam  (25/04/2013)
Góp ý trực tuyến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)  (24/04/2013)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tiếp Trưởng đoàn Giám sát kinh tế vĩ mô - Quỹ Tiền tệ Quốc tế  (24/04/2013)
Bản đồ Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam  (24/04/2013)
ASEAN 22: "Người dân của chúng ta - Tương lai của chúng ta"  (24/04/2013)
Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP)  (24/04/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên