Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP)
23:12, ngày 24-04-2013
Chiều 24-4, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng đã tổ chức họp báo với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương về cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban thường trực của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 24 đến ngày 26-4-2013. Đồng chí Vương Thừa Phong, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì buổi họp báo.
Tại buổi họp báo, đồng chí Vương Thừa Phong cho biết, cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban thường trực của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) sẽ khai mạc vào ngày mai 25-4, tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đăng cai tổ chức hoạt động của ICAPP với tư cách Ủy viên Ủy ban thường trực.
Cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban thường trực của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á lần này dự kiến sẽ có 35 đoàn đại diện Lãnh đạo của các đảng cầm quyền, các đảng chính trị lớn của các nước châu Á, các quan sát viên và khách mời, các tổ chức khu vực và quốc tế thuộc 26 quốc gia tham dự sự kiện này.
Cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban thường trực của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á lần này dự kiến sẽ có 35 đoàn đại diện Lãnh đạo của các đảng cầm quyền, các đảng chính trị lớn của các nước châu Á, các quan sát viên và khách mời, các tổ chức khu vực và quốc tế thuộc 26 quốc gia tham dự sự kiện này.
Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP được thành lập năm 2000 với mục đích thúc đẩy giao lưu và hợp tác giữa các đảng chính trị thuộc các hệ tư tưởng khác nhau, tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa các quốc gia châu Á, vì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Đến nay, ICAPP đã có hơn 340 đảng thành viên từ 53 nước ở khu vực. ICAPP đã trải qua 7 kỳ Hội nghị toàn thể hai năm một lần. Ủy ban Thường trực ICAPP gồm 22 đảng thành viên, là cơ quan điều hành của ICAPP, được tổ chức họp ít nhất một lần trong một năm.
Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia ICAPP ngay từ khi thành lập và được bầu làm Ủy viên Ủy ban thường trực ICAPP từ Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 3, tháng 9-2004, và liên tục được bầu lại trong các nhiệm kỳ tiếp theo. Việc Đảng ta lần đầu tiên đăng cai tổ chức hoạt động đa phương chính đảng thể hiện sự tham gia tích cực, đóng góp hiệu quả và trách nhiệm đối với công việc chung của tổ chức lớn nhất dành cho các đảng chính trị trong khu vực, là hành động cụ thể góp phần triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại do Đại hội XI của Đảng đề ra./.
Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia ICAPP ngay từ khi thành lập và được bầu làm Ủy viên Ủy ban thường trực ICAPP từ Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 3, tháng 9-2004, và liên tục được bầu lại trong các nhiệm kỳ tiếp theo. Việc Đảng ta lần đầu tiên đăng cai tổ chức hoạt động đa phương chính đảng thể hiện sự tham gia tích cực, đóng góp hiệu quả và trách nhiệm đối với công việc chung của tổ chức lớn nhất dành cho các đảng chính trị trong khu vực, là hành động cụ thể góp phần triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại do Đại hội XI của Đảng đề ra./.
Nhật Bản và Trung Quốc tìm cách làm dịu căng thẳng  (24/04/2013)
Đánh bom liên tiếp gây thương vong lớn ở Pakistan  (24/04/2013)
Cử tri Hàn Quốc tiến hành bầu cử quốc hội bổ sung  (24/04/2013)
Bạo lực tại Tân Cương khiến 21 người thiệt mạng  (24/04/2013)
Mới găng đã cần dịu  (24/04/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên