Một số vấn đề chung về những nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020
Về nội dung của Chiến lược
Cho đến nay Đảng ta đã xây dựng và thực hiện 2 chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm là: "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000" (năm 1991) và "Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp" (năm 2001).
Việc thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 1991 - 2000 đã đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Việc thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 đã đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
Dự kiến việc thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 sẽ đưa nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nội dung cơ bản của các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bao giờ cũng bao gồm một số thành phần cơ bản sau:
- Đánh giá, nhận định về bối cảnh trong nước và quốc tế thực hiện Chiến lược.
- Quan điểm phát triển.
- Các mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu, các mục tiêu chiến lược.
- Phương hướng, giải pháp, định hướng phát triển trên các lĩnh vực cụ thể.
Tùy thuộc mỗi Chiến lược, các nội dung trên được thể hiện dưới các hình thức khác nhau hay tên gọi khác nhau, theo các mục khác nhau.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 tập trung trình bày 6 vấn đề lớn: (1) Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế; (2) Quan điểm phát triển; (3) Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá; (4) Định hướng phát triển kinh tế -xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; (5) Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước bảo đảm thực hiện thắng lợi Chiến lược; (6) Tổ chức thực hiện chiến lược.
Về chủ đề của Chiến lược
Chủ đề của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 là "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Chủ đề của Chiến lược là sự kế thừa hai Chiến lược trước đây, thể hiện tư tưởng chỉ đạo nhất quán của Đảng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tính liên tục, nhất quán trong thực hiện đường lối phát triển đất nước đã được Đảng ta đề ra từ Chiến lược 2001 - 2010, đồng thời, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và xu thế của thời đại trong thời kỳ mới./.
Hiệp ước Li-xbon với tiến trình nhất thể hóa châu Âu  (22/04/2011)
Mỹ: Bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng tăng  (22/04/2011)
Những bài học chủ yếu rút ra từ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010  (22/04/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên