Nợ công của Việt Nam vẫn trong ngưỡng an toàn
Bản tin số 1 về nợ công của Việt Nam giai đoạn 2010-2011 do Bộ Tài chính vừa công bố cho biết tổng số dư nợ công của Việt Nam trong 2 năm 2010 và 2011 tương đương 56,3% GDP và 54,9% GDP.
Trước đó, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) trong báo cáo đánh giá tháng 6 đầu năm 2012 cũng đưa ra con số nợ công của Việt Nam chỉ ở mức là 48,3% GDP vào cuối năm 2012 và 48,2% GDP vào năm 2013.
Cụ thể hơn, cũng theo bản tin số 1 này, nợ nước ngoài của quốc gia tương đương với 42,2% GDP năm 2010 và 41,5% GDP năm 2011. Dư nợ chính phủ so với GDP là 44,6% GDP năm 2010 và 43,2% GDP năm 2011.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách năm 2010 và 2011 tương ứng là 17,6% và 15,6%.
Chỉ tiêu an toàn nợ công theo Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài giai đoạn 2011-2020 (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đã nêu rõ đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Mặt khác, thông lệ quốc tế đối với chỉ tiêu trả nợ Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước dưới 35% được coi là an toàn. Trên thực tế, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm từ 14% đến 16%. Con số này trong năm 2011 là 15,6%, đã thấp hơn so với năm trước đó là 17,6%.
Theo Bộ Tài chính, trong những năm tới, do nhu cầu đầu tư phát triển, trong đó có đầu tư cho cơ sở hạ tầng tiếp tục tăng lên, nợ công dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng nhưng mức tăng này đã được dự báo và được cụ thể hoá trong Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, theo đó dư nợ công tới năm 2015 không quá 65% GDP.
Bản tin về nợ công của Việt Nam do Bộ Tài chính phát hành thể hiện việc công khai thông tin về nợ công theo quy định của Luật quản lý nợ công.
Đây là một bước tiến mới, Bộ Tài chính sẽ cung cấp đầy đủ và kịp thời cho công chúng số liệu về tình hình nợ công, thể hiện tính minh bạch của công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý nợ nói riêng, tránh được những nguồn tin không chính thức, những thông tin không chính xác, sai lệch về tình hình nợ công của Việt Nam, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam./.
Đồng chí Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn cán bộ Ban Kinh tế Trung ương đến thăm và làm việc với Tạp chí Cộng sản  (14/03/2013)
Dừng phát hành Thông tư 06  (14/03/2013)
Đồng Tháp lần đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng PCI năm 2012  (14/03/2013)
Cu-ba trên con đường đổi mới và phát triển  (14/03/2013)
Kỳ vọng của Mát-xcơ-va trong vai trò Chủ tịch G20 trong năm 2013  (14/03/2013)
Tọa đàm về xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc  (14/03/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên