Tỉnh Ehime muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam
Trong các cuộc gặp với Tỉnh trưởng Tokihiro Nakamura và Chủ tịch Hội đồng tỉnh Okada, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được đến thăm tỉnh Ehime.
Đại sứ cho biết quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển rất tốt đẹp, hai nước đã trở thành đối tác chiến lược tin cậy của nhau, hợp tác, hỗ trợ bổ sung cho nhau để cùng phát triển vì hòa bình và phồn vinh của khu vực châu Á.
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rất cần nguồn vốn đầu tư và công nghệ từ Nhật Bản.
Đại sứ cho rằng tỉnh Ehime và Việt Nam có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực sản xuất máy móc cho ngành dệt may, nông nghiệp, ngư nghiệp và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng mong muốn chính quyền tỉnh và các doanh nghiệp tỉnh Ehime tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực mà tỉnh này có ưu thế nhằm góp phần tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương.
Tỉnh trưởng Nakamura vui mừng chào đón đoàn cán bộ Đại sứ quán Việt Nam do Đại sứ Đoàn Xuân Hưng dẫn đầu tới thăm tỉnh Ehime, đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Việt Nam thời gian qua và bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và giao lưu văn hóa với phía Việt Nam.
Ông cho biết cuối năm nay ông sẽ dẫn đầu một đoàn doanh nghiệp sang thăm Việt Nam để tìm hiểu môi trường đầu tư, tìm kiếm đối tác hợp tác tại Việt Nam.
Trong cuộc gặp Hiệu trưởng trường Đại học Ehime, giáo sư Yasunobu Yanagisawa, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng mong muốn trường tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, ngành nông nghiệp, môi trường…
Hiệu trưởng Yanagisawa cho biết trường Đại học Ehime đã soạn thảo chương trình đạo tạo sinh viên quốc tế với mục đích đào tạo được nguồn nhân lực có thể đáp ứng tiêu chuẩn làm việc trong môi trường quốc tế. Trường cũng đã đưa ra mô hình hợp tác kết hợp giữa ba bên gồm chính phủ, trường đại học và các doanh nghiệp trong đào tạo sinh viên và đã thực hiện mô hình này với Indonesia.
Ông mong muốn xúc tiến chương trình này với phía Việt Nam và đề nghị chính phủ Việt Nam và Nhật Bản xem xét dành học bổng cho sinh viên theo học các chương trình đào tạo này. Hiện chỉ có 13 sinh viên Việt Nam đang theo học tại trường, một con số khiêm tốn so với số sinh viên đến từ các nước khác.
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cũng đã có buổi nói chuyện với các đại diện sinh viên Việt Nam đang theo học tại trường Đại học Ehime, mong muốn các em học tập tốt để tiếp thu kiến thức, công nghệ tiên tiến của Nhật Bản sau này phục vụ đất nước và mong muốn các em trở thành những cầu nối cho quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung, cũng như với tỉnh Ehime nói riêng.
Trong chuyến thăm tỉnh Ehime, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng và các cán bộ phụ trách thương mại, xúc tiến đầu tư và lao động đã có cuộc gặp với lãnh đạo Trung ương hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Ehime, nghiệp đoàn tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài, tới thăm một số doanh nghiệp như công ty chế tạo máy nông nghiệp Iseki, công ty sản xuất máy cuốn sợi TMT Machinery, công ty sản xuất máy phân loại hải sản và Trung tâm nghiên cứu, phát triển xe ôtô điện của tỉnh Ehime để quảng bá môi trường đầu tư, tăng cường quan hệ thương mại và thúc đẩy khả năng tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam của các doanh nghiệp này.
Trong cuộc gặp với lãnh đạo các tổ chức và doanh nghiệp trên, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng và các cán bộ Đại sứ quán đã giới thiệu môi trường đầu tư ở Việt Nam với những chính sách ưu đãi của chính phủ và những ưu thế của Việt Nam trong tiếp nhận đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản, kêu gọi các doanh nghiệp này tới Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư và những cơ hội làm ăn mới hoặc tiếp nhận thêm tu nghiệp sinh Việt Nam.
Đại sứ cam kết sẽ hợp tác tối đa với chính quyền và doanh nghiệp tỉnh Ehime để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.
Các doanh nghiệp Ehime rất quan tâm đến hợp tác với phía Việt Nam và mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía Đại sứ quán và các cơ quan hữu quan của Việt Nam./.
Nâng cao chất lượng hoạt động Hội đồng Nhân dân  (22/02/2013)
Bám sát 9 nội dung cơ bản của sửa đổi Hiến pháp  (22/02/2013)
Phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức  (22/02/2013)
Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992  (22/02/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm