Kế hoạch hóa gia đình, quyền và sự phát triển của con người
TCCSĐT - Ngày 15-11 vừa qua, tại Hà Nội, Quỹ Dân số liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức Lễ công bố báo cáo “Tình trạng dân số thế giới 2012” với chủ đề: Chủ động lựa chọn, chứ không phải lựa chọn ngẫu nhiên: Kế hoạch hóa gia đình, quyền và sự phát triển của con người.
Tham dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Bà Man-đíp K. O.Bri-en (Mandeep K. O'Brien), Quyền trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam; Ông Ta-kê-si Ka-sai (Takeshi Kasai), Trưởng Đại diện, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cùng nhiều phóng viên của các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương.
Báo cáo tình trạng dân số thế giới 2012 do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Báo cáo nhận định: "Thực hiện kế hoạch hóa gia đình là quyền cơ bản của con người, đồng thời nó cũng mang lại lợi ích rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội."
Báo cáo tình trạng dân số thế giới 2012 cho rằng kế hoạch hóa gia đình đem lại lợi ích rất lớn không chỉ cho phụ nữ, mà cho cả gia đình và xã hội. Nhờ có kế hoạch hoá gia đình nên mọi người được lựa chọn số con mong muốn và khoảng cách giữa các lần sinh con, chính vì thế phụ nữ thực hiện kế hoạch hóa gia đình thường có sức khỏe tốt, học vấn cao và có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Báo cáo ước tính, nếu có thêm 120 triệu phụ nữ được tiếp cận dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, thì số trẻ sơ sinh tử vong trong năm đầu tiên của cuộc đời sẽ giảm đi khoảng 3 triệu.
Phát biểu trong cuộc họp báo công bố bản báo cáo trên tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ), bà Đa-ni-en Xti-oát (Dianne Stewart), Giám đốc Bộ phận Thông tin và Quan hệ đối ngoại của UNFPA nhấn mạnh: "Thực hiện kế hoạch hóa gia đình là quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, theo ước tính hiện có khoảng 222 triệu phụ nữ tại các nước đang phát triển chưa tiếp cận được tới các dịch vụ, thông tin, phương tiện thực hiện kế hoạch hóa đáng tin cậy và có chất lượng."
Báo cáo đã nêu ra những thách thức cần vượt qua để tất cả mọi thành phần đều có thể tiếp cận công tác kế hoạch hóa gia đình, nhằm giảm thiểu nguy cơ có thai ngoài ý muốn, sức khỏe kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu mới nhất liên quan đến hiệu quả tích cực của công tác kế hoạch hóa gia đình đối với sức khỏe, giáo dục và giảm đói nghèo cũng được đưa vào báo cáo này.
Dựa vào các nghiên cứu cụ thể, Báo cáo tình trạng dân số thế giới 2012 đã khuyến nghị một số giải pháp khác để các nước, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ và toàn xã hội có thể áp dụng nhằm đảm bảo tất cả mọi người đều hiểu rõ và tiếp cận được các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo an sinh xã hội.
Ở Việt Nam, số liệu từ Bộ Y tế và các điều tra dân số khác cho thấy Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ bằng việc lồng ghép kế hoạch hoá gia đình vào dịch vụ y tế phổ thông. Việt Nam đã phát triển hiệu quả các dịch vụ sức khỏe sinh sản, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe trước và sau khi sinh, phòng chống lây nhiễm HIV. Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai cho phụ nữ độ tuổi từ 15-49 trong giai đoạn 1990-2011 đạt 78%, tỷ lệ các đối tượng không tiếp cận được dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn từ 1988-2011 là 4%. Hiện Việt Nam có khoảng 89,7 triệu dân, trong giai đoạn 2010-2015, tỷ lệ tăng dân số ước tính khoảng 1%, tuổi thọ trung bình của nam là 73 và nữ là 77, chỉ số tổng hợp về khả năng sinh đẻ là 1,7. Tuy nhiên, một số nhóm dân cư như vị thành niên, thanh niên và người chưa kết hôn, người di cư, người dân tộc thiểu số còn chưa tiếp cận được các dịch vụ và thông tin về sức khoẻ tình dục, sức khoẻ sinh sản. Do vậy, số trường hợp mang thai ngoài ý muốn vẫn tăng đáng kể, đặc biệt trong nhóm thanh niên và người chưa kết hôn.
Chúng ta đang tiến đến rất gần thời điểm cần phải đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015, chính vì vậy, ông Ta-kê-si Ka-sai, Trưởng Đại diện, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam kêu gọi chính phủ, cộng đồng quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự và tư nhân cùng chung tay cải thiện việc tiếp cận phổ cập với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình và đồng thời đưa vấn đề kế hoạch hóa gia đình tự nguyện thành một ưu tiên của phát triển.
Theo cáo cáo “Tình trạng dân số thế giới 2012”: kế hoạch hóa gia đình tự nguyện trước hết là quyền con người. Tuy nhiên một phần tư phụ nữ trong độ tuổi hoạt động tình dục từ 15 đến 49 tuổi, tương đương với con số 222 triệu phụ nữ tại các nước đang phát triển lại chưa được đáp ứng nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình. Có rất nhiều yếu tố tạo nên sự thiếu hụt này – ví dụ như chưa có sẵn dịch vụ khi cần, giá cả vượt quá khả năng chi trả của người sử dụng, chưa có đầy đủ thông tin, các rào cản về văn hóa xã hội, và rất nhiều những điều kiện khác tồn tại trong cuộc sống khiến nam giới và nữ giới không tiếp cận được với các dịch vụ Sức khỏe Sinh sản và tình dục. Chính những rào cản này đã hạn chế các quyền của họ. Để đảm bảo việc thực hiện quyền của mỗi người trong việc tiếp cận kế hoạch hóa gia đình, báo cáo kêu gọi các chính phủ và các nhà lãnh đạo tăng cường kinh phí nhằm đầu tư toàn diện cho kế hoạch hóa gia đình.
Thứ hai, kế hoạch hóa gia đình là một can thiệp y tế mang tính hiệu quả về mặt chi phí góp phần làm giảm 25 phần trăm tử vong mẹ trên toàn thế giới. kế hoạch hóa gia đình góp phần giảm nghèo, tăng cường sức khỏe, thúc đẩy bình đẳng giới, cho phép vị thành niên hoàn thành việc học tập của mình và tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Với việc đầu tư thêm 4,1 tỷ đô la cho các phương tiện thánh thai hiện đại, thế giới có thể tiết kiệm một khoản tiền lên tới 5,7 tỷ đô la từ các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Một ví dụ ở Malawi cho thấy nếu các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục cho thanh niên ở nước này không được đáp ứng thì tỷ lệ có thai ngoài ý muốn và lây nhiễm HIV sẽ ở giữ ở mức cao.
Thứ ba, kế hoạch hóa gia đình mang lại những lợi ích to lớn cho phụ nữ, gia đình của họ và cho cộng đồng trên toàn thế giới. Bằng cách cho phép mỗi cá nhân lựa chọn số con và khoảng cách giữa các lần sinh, kế hoạch hóa gia đình giúp cho phụ nữ, con cái của họ sống lâu hơn và sống mạnh khỏe hơn. Nếu chúng ta nhìn xa hơn, báo cáo ước tính rằng nếu có thêm 120 triệu phụ nữ được tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thì số trẻ sơ sinh tử vong trong năm đầu tiên của cuộc đời sẽ giảm đi khoảng 3 triệu.
Thứ tư, không thể thực hiện quyền về kế hoạch hóa gia đình nếu không đảm bảo trách nhiệm của những cơ quan thực hiện. Các chính phủ, tổ chức xã hội, các cơ quan cung cấp dịch vụ y tế và cộng đồng phải đảm bảo tính sẵn có của các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tự nguyện cho tất cả những ai muốn sử dụng, bất cứ khi nào họ muốn sử dụng, đặc biệt là người nghèo và các nhóm dân số dễ bị tổn thương. Các dịch vụ, cung ứng và thông tin kế hoạch hóa gia đình phải có chất lượng cao.
Thứ năm, tiền bạc chỉ là một phần của giải pháp. Chính phủ cần lồng ghép kế hoạch hóa gia đình tự nguyện vào các sáng kiến phát triển kinh tế, xã hội toàn diện hơn. Chúng ta cần tích cực xóa bỏ các rào cản về kinh tế, xã hội, pháp lý và hậu cần tồn tại trong kế hoạch hóa gia đình; cần thực hiện đào tạo kỹ năng sống và thực hiện giáo dục giới tính phù hợp với lứa tuổi cho thanh niên; cần xây dựng và thực thi các quy định pháp luật bảo vệ quyền của người phụ nữ. Và quan trọng hơn chúng ta cần khuyến khích sự tham gia của nam giới và trẻ em trai vào kế hoạch hóa gia đình cũng như khuyến khích họ hỗ trợ các quyền của phụ nữ và trẻ em gái./.
Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma bắt đầu công du châu Á  (18/11/2012)
Nỗ lực xây dựng tiếng nói chung của ASEAN (*)  (18/11/2012)
Các nước cùng nhau thực hiện Tuyên bố của ASEAN về Biển Đông  (18/11/2012)
"ASEAN: Một Cộng đồng, một vận mệnh"  (18/11/2012)
Đoàn kết là văn hóa, là truyền thống và là động lực của sự phát triển  (18/11/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên