Nhật muốn quan hệ “cùng có lợi” với Trung Quốc
18:45, ngày 15-11-2012
Nhật Bản ngày 15-11 đã ra tuyên bố muốn phát triển quan hệ “cùng có lợi” với các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc khi hai nước đang tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông.
Tranh chấp đã ảnh hưởng đến thương mại song phương cũng như quan hệ kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á và cho tới giờ chưa thấy có dấu hiệu gì sẽ được giải quyết.
"Quan hệ giữa hai nước là hết sức quan trọng… với Nhật Bản và Trung Quốc và với toàn thế giới”, Phó thư ký báo chí của Bộ trưởng ngoại giao Nhật, Naoko Saiki, nói. “Chúng tôi thực sự hy vọng vào mối quan hệ cùng có lợi dựa trên các lợi ích chiến lược chung sẽ được phát triển và củng cố hơn nữa với lớp lãnh đạo mới” ở Trung Quốc.
Saiki phát biểu vài giờ sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc ra mắt Thường vụ Bộ chính trị, cơ quan quyền lực tối cao, với ông Tập Cận Bình đóng vai trò Tổng Bí thư. Ông Tập phát biểu với các đảng viên ở Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh rằng ông sẽ chiến đấu chống lại tham nhũng và xây dựng “cuộc sống tốt đẹp hơn” cho quốc gia 1,3 tỉ dân này.
Bảy thành viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc (Nguồn: AFP) |
Quan hệ Trung - Nhật giai đoạn vừa qua rất căng thẳng, một phần vì quá khứ đẫm máu giữa hai nước. Bắc Kinh nói Tokyo không hối cải về chủ nghĩa xâm lược và việc chiếm đóng Trung Quốc những năm 1930 và 1940, trong khi Nhật Bản nói đã tới lúc gác lại quá khứ với những sự kiện xảy ra từ sáu thập kỷ trước.
Thương mại song phương là rất lớn, với kim ngạch vượt 300 tỉ USD mỗi năm. Trung Quốc là đối tác thương mại đơn lẻ lớn nhất của Nhật. Tranh chấp lãnh thổ liên quan tới quần đảo do Tokyo kiểm soát mà Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, bùng phát vào tháng 9 khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda quyết định quốc hữu hóa ba đảo trong quần đảo./.
Ngành tư pháp Việt Nam - Hungary tăng cường hợp tác  (15/11/2012)
Chủ tịch Thường trực EU công bố dự thảo ngân sách  (15/11/2012)
Báo Nhật đánh giá cao thị trường bán lẻ Việt Nam  (15/11/2012)
Việt Nam dự đối thoại chiến lược quốc phòng Seoul  (15/11/2012)
Chú trọng liên kết vùng trong quy hoạch xây dựng Đồng bằng sông Cửu Long  (15/11/2012)
Bang Iowa ưu tiên cao trong quan hệ với Việt Nam  (15/11/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên