Liên hợp quốc và Mỹ hoan nghênh thỏa thuận hòa bình tại Phi-líp-pin
17:17, ngày 09-10-2012
Ngày 8-10-2012, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun (Ban Ki-moon) đã hoan nghênh việc Chính phủ Phi-líp-pin và Mặt trận giải phóng Hồi giáo Môrô (MILF) vừa đạt được thỏa thuận hòa bình để kết thúc 4 thập kỷ xung đột tại đảo Minđanao (Mindanao) tại miền Nam Phi-líp-pin.
Trong thông cáo từ trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Oóc (New York, Mỹ), người phát ngôn của ông Ban Ki Mun tuyên bố Liên hợp quốc sẵn sàng trợ giúp hai bên trong qua trình thực thi khuôn khổ hiệp ước hòa bình. Tổng Thư ký Ban Ki Mun gửi lời chúc hòa bình và thịnh vượng tới chính phủ và nhân dân Phi-líp-pin, đặc biệt là người dân Bang-xa-mô-rô (Bangsamoro) - thực thể chính trị tự trị sắp được thành lập tại Minđanao là kết quả của thỏa thuận hòa bình vừa đạt được.
Tổng Thư ký ca ngợi "tầm nhìn và sự quả cảm" của Tổng thống Phi-líp-pin Bê-ni-nô A-ki-nô (Beningo Aquino) cũng như cam kết của ban lãnh đạo MILF trong việc đạt được thỏa thuận lịch sử này. Ông cũng bày tỏ sự trân trọng sự đóng góp của Chính phủ Ma-lai-xi-a trong vai trò trung gian hòa giải vào thành công của cuộc thương lượng hòa bình.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn (Hilary Clinton) cũng đã hoan nghênh thỏa thuận hòa bình vừa đạt được ở Phi-líp-pin. Bà Clin-tơn cho rằng các bước tiếp theo cần được đảm bảo để việc thực thi thỏa thuận trên diễn ra hoàn tất, đồng thời hối thúc hai bên cùng góp sức xây dựng hòa bình, tương lai và tạo ra các cơ hội lớn cho toàn thể nhân dân Phi-líp-pin.
Thỏa thuận hòa bình giữa Chính phủ Phi-líp-pin và MILF đạt được vào ngày 7-10 vừa qua sau nhiều vòng đàm phán tại thủ đô Cua-la Lăm-pơ của Ma-lai-xi-a. Hiệp định sẽ được Tổng thống Phi-líp-pin và Ban lãnh đạo MILF ký vào ngày 15-10 tới được cho là bước ngoặt quan trọng nhằm xây dựng một đất nước Phi-líp-pin thống nhất trong đa dạng về văn hóa./.
Tổng Thư ký ca ngợi "tầm nhìn và sự quả cảm" của Tổng thống Phi-líp-pin Bê-ni-nô A-ki-nô (Beningo Aquino) cũng như cam kết của ban lãnh đạo MILF trong việc đạt được thỏa thuận lịch sử này. Ông cũng bày tỏ sự trân trọng sự đóng góp của Chính phủ Ma-lai-xi-a trong vai trò trung gian hòa giải vào thành công của cuộc thương lượng hòa bình.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn (Hilary Clinton) cũng đã hoan nghênh thỏa thuận hòa bình vừa đạt được ở Phi-líp-pin. Bà Clin-tơn cho rằng các bước tiếp theo cần được đảm bảo để việc thực thi thỏa thuận trên diễn ra hoàn tất, đồng thời hối thúc hai bên cùng góp sức xây dựng hòa bình, tương lai và tạo ra các cơ hội lớn cho toàn thể nhân dân Phi-líp-pin.
Thỏa thuận hòa bình giữa Chính phủ Phi-líp-pin và MILF đạt được vào ngày 7-10 vừa qua sau nhiều vòng đàm phán tại thủ đô Cua-la Lăm-pơ của Ma-lai-xi-a. Hiệp định sẽ được Tổng thống Phi-líp-pin và Ban lãnh đạo MILF ký vào ngày 15-10 tới được cho là bước ngoặt quan trọng nhằm xây dựng một đất nước Phi-líp-pin thống nhất trong đa dạng về văn hóa./.
Bước đi nhằm tìm kiếm những biện pháp hỗ trợ giúp tăng trưởng của các nền kinh tế bớt ảm đạm  (09/10/2012)
Phép thử đối với các ứng cử viên tổng thống Mỹ  (09/10/2012)
Trao đổi kinh nghiệm công tác dân vận với cán bộ Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước  (09/10/2012)
Trung đoàn Thủ đô, Ngày về lịch sử  (09/10/2012)
Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020  (09/10/2012)
Ra mắt Thư viện Tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam  (09/10/2012)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên