Bộ Chính trị làm việc về Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
Ngày 8-9-2012, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tập thể Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về Đề án phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì buổi làm việc.
Báo cáo về Đề án, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết, mục tiêu của Đề án là xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những đầu tầu kinh tế của miền Bắc; tích cực chuyển đổi phương thức phát triển, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển từ kinh tế “nâu” chủ yếu dựa vào tài nguyên hữu hạn và nhân công giá rẻ, sang kinh tế "xanh” bền vững, thân thiện với môi trường, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái, tạo nền tảng để Quảng Ninh phát triển nhảy vọt, toàn diện sau năm 2020, trở thành đặc khu hành chính - kinh tế trực thuộc Trung ương vào năm 2030.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP giai đoạn 2011-2020 đạt bình quân 14%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 4.000 USD (năm 2015) và trên 8.000 USD (năm 2020). Năm 2020 có cơ cấu kinh tế: dịch vụ trên 51%, công nghiệp dưới 45%, nông nghiệp 4%...
Xây dựng Vân Đồn trở thành thành phố biển tiêu biểu, trung tâm du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và cửa ngõ giao thương quốc tế. Móng Cái là thành phố cửa khẩu quốc tế hiện đại ngang tầm khu vực; giữ vai trò là cửa ngõ hợp tác quan trọng giữa Việt Nam với Đông Bắc Á và Đông Nam Á...
Bộ Chính trị hoan nghênh và đánh giá cao tinh thần đổi mới, tìm tòi sáng tạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh trong quá trình chuẩn bị Đề án này. Đề án đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, bài bản, khoa học, tranh thủ được nhiều ý kiến của các ngành, các cơ quan liên quan, thể hiện tầm nhìn xa, chiến lược, với những ý tưởng mới, táo bạo, quyết liệt, đột phá.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Quảng Ninh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại, quốc phòng, an ninh phía Đông Bắc của Tổ quốc, có tiềm năng phát triển lớn. Với mong muốn khai thác, phát huy tốt tiềm năng thế mạnh của Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều Nghị quyết, Kết luận, tạo điều kiện để tỉnh Quảng Ninh phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững.
Bộ Chính trị cho rằng, việc xây dựng Đề án là cần thiết. Tuy nhiên, nội dung của Đề án còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, làm rõ để có đầy đủ căn cứ lý luận và thực tiễn, có tính thuyết phục cao hơn, tạo được sự đồng thuận nhiều hơn.
Bộ Chính trị giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ chủ trì, chỉ đạo các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tiếp tục nghiên cứu kỹ, hoàn thiện Đề án, trình Bộ Chính trị cho ý kiến.
Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục thực hiện tốt Kết luận số 47 – KL/TW ngày 6-5-2009 của Bộ Chính trị về những chủ trương, giải pháp phát triển Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, tạo nền tảng quan trọng để tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phát triển./.
Điện mừng nhân Quốc khánh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên  (08/09/2012)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đoàn đại biểu Đảng Liên minh Dân chủ cánh tả Ba Lan và Đại sứ Xin-ga-po  (08/09/2012)
Ngày làm việc đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong khuôn khổ Diễn đàn APEC 2012  (08/09/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển