Đại hội đảng Dân chủ, Tổng thống B.Ô-ba-ma được đề cử với sự tín nhiệm cao
20:42, ngày 07-09-2012
TCCSĐT - Từ ngày 4 đến ngày 7-9-2012 (theo giờ Việt Nam), Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ đã bế mạc tại Trung tâm thể thao Time Warner Cable Arena ở thành phố Sa-lót (Charlotte), bang Ca-rô-lai-na Bắc (North Carolina).
Với bài phát biểu của đương kim
Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) chấp nhận sự đề cử làm đại
diện của đảng Dân chủ cùng với đương kim Phó Tổng thống Giô Bai-đơn (Joe
Biden) ra tranh cử nhiệm kỳ hai vào tháng 11 tới trước cặp liên danh
vừa được đề cử hồi tuần trước của Đảng Cộng hòa là Mít Rôm-ni (Mitt
Romney) và Pôn Rai-ơn (Paul Ryan).
Do có giông bão, Ban Tổ chức đã phải chuyển địa điểm phát biểu của Tổng thống B.Ô-ba-ma từ sân vận động Bank of America với sức chứa 74.000 người về Trung tâm thể thao Time Warner Cable với sức chứa khoảng 25.000 người. Sự thay đổi này đã làm thay đổi nhiều phương án về an ninh, buộc hàng nghìn phóng viên phải tác nghiệp bên ngoài hội trường hoặc chỉ được cấp thẻ thay nhau vào hội trường tác nghiệp vài ba phút. Hàng chục người đăng ký dự lễ phát biểu đã phải theo dõi phiên bế mạc và bài phát biểu của ông B.Ô-ba-ma qua các màn hình khổng lồ lắp đặt ngoài khu hội trường.
Trong bài phát biểu chấp nhận sự đề cử, cả ông B.Ô-ba-ma và ông G.Bai-đơn đều nhấn mạnh khi lên cầm quyền đầu năm 2009, họ đã tiếp quản hệ quả của cuộc đại khủng hoảng nặng nề nhất trong hơn 60 năm qua và khẳng định tuy còn nhiều việc phải làm, nhưng trong hơn 3 năm qua, nước Mỹ đã vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất và đang trên đà phục hồi. Các chủ trương chính sách được cặp liên danh Ô-ba-ma và Bai-đơn xác định là tăng cường năng lực sản xuất và cạnh tranh của kinh tế Mỹ, khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với các công ty tạo ra nhiều việc làm ở trong nước, đưa việc làm từ bên ngoài về Mỹ. Mục tiêu tổng thể là phục hồi và củng cố vị trí số 1 của Mỹ trên cơ sở sức mạnh trong nước.
Biện pháp ông B.Ô-ba-ma đưa ra là thay đổi bộ luật thuế, theo đó các tập đoàn và thiểu số những người giầu có phải đóng thuế cao hơn để chính phủ có thêm nguồn thu cho đầu tư và bảo đảm sự công bằng xã hội; tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, coi đây tiếp tục là xương sống của xã hội và kinh tế Mỹ; tăng cường hệ thống giáo dục để tạo ra những thế hệ người Mỹ có năng lực, trình độ cạnh tranh trên toàn cầu; kêu gọi gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng đầu tư cho các nguồn năng lượng thay thế để đến năm 2020 có thể giảm 50% nguồn dầu lửa nhập khẩu để tạo đà cho phát triển bền vững. Về đối ngoại và an ninh, ông B.Ô-ba-ma cam kết tiếp tục coi việc đảm bảo an ninh cho nước Mỹ là ưu tiên tối cao, xây dựng lực lượng quốc phòng hùng mạnh, củng cố các liên minh và đồng minh, ngăn chặn phổ biến hạt nhân và phổ biến cái gọi là "các giá trị Mỹ"...
Ngoài bài phát biểu của ông B.Ô-ba-ma và ông G.Bai-đơn, trong ba ngày đại hội của đảng Dân chủ còn có các bài diễn thuyết được dư luận mô tả là "rơi lệ", đó là bài phát biểu của Đệ nhất phu nhân Mi-sen Ô-ba-ma (Michael Obama) và bài phát biểu của cựu Tổng thống Bin Clin-tơn (Bill Clinton). Bài phát biểu của bà Mi-sen được coi là "thấu được lòng người", tô điểm thêm cho phẩm chất của Tổng thống B.Ô-ba-ma luôn gần gũi và lắng nghe ý kiến của người dân Mỹ. Trong khi đó, bài phát của cựu Tổng thống Bin Clin-tơn được coi là "thần cứu mệnh" cho ông B.Ô-ba-ma vì nó tập trung công kích gay gắt và khá thuyết phục nhằm bác lại những lời cáo buộc của cặp liên danh Cộng hòa đối với chính quyền B.Ô-ba-ma. Đại hội của Đảng Dân chủ cũng đã nhất trí thông qua bản cương lĩnh tranh cử năm 2012, trong đó tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ và đề cao vai trò của chính phủ, bảo vệ lợi ích của tầng lớp trung lưu.
Đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma tên đầy đủ là Ba-rắc Hút-xen Ô-ba-ma (Barack Hussein Obama), là người Mỹ gốc Phi, sinh ngày 4-8-1961 tại bang Ha-oai (Hawaii). Ông từng là nghị sĩ cơ quan lập pháp bang Ilinoi (Illinois) 3 nhiệm kỳ từ 1997-2004; là Thượng nghị sĩ liên bang từ 2004-2008. Trong cuộc bầu cử ngày 4-11-2008, ông B.Ô-ba-ma giành được 365 phiếu đại cử tri (52,9%), đánh bại Thượng nghị sĩ Giôn Mác-kên (John McCain) của Đảng Cộng hòa với 173 phiếu đại cử tri (45,7%), trở thành chính khách da màu đầu tiên tiếp quản ghế ông chủ Nhà Trắng. Ngày 4-4-2011, ông B.Ô-ba-ma đăng ký tranh cử nhiệm kỳ hai. Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Ma-ri-len (Maryland) và thủ đô Oa-sinh-tơn (Washington DC), ông B.Ô-ba-ma đã giành được số ghế đại biểu vượt ngưỡng tối thiểu theo quy định 2.778 người và ngày 6-9-2012 chính thức được đề cử làm ứng cử viên của đảng "Con Lừa" ra tranh cử ghế tổng thống nhiệm kỳ 2.
Theo nhìn nhận của dư luận, nỗ lực tái tranh cử của Tổng thống B.Ô-ba-ma năm 2012 có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít trở ngại. Đương kim tổng thống ra tranh cử nhiệm kỳ hai có lợi thế cơ sở chính trị có sẵn ở khắp các bang và có nguồn lực trong tay. Ông cũng gặt hái được một số thành công trong đối ngoại, điển hình là việc thực hiện cam kết rút hết quân khỏi Irắc và đang từng bước rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan, cổ vũ cho cái gọi là "Mùa Xuân Arập" lần lượt lật đổ một số chế độ lâu đời ở Trung Đông và sự kiện lính biệt kích Mỹ đầu tháng 5-2011 tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế Ô-xa-ma Bin La-đen (Osamar bin Laden) cũng được ghi nhận là một chiến tích chống khủng bố nổi bật của chính quyền Tổng thống B.Ô-ba-ma. Một thuận lợi lớn nữa đối với nỗ lực tái tranh cử của ông B.Ô-ba-ma là hầu như không có đối thủ, do vậy đã nhận được sự hậu thuẫn gần như tuyệt đối trong nội bộ đảng.
Được nhìn nhận là một chính khách gần gũi và đáng tín cậy với người dân hơn, cho tới nay, ông B.Ô-ba-ma vẫn thường xuyên dẫn điểm đối thủ của đảng Cộng hòa trong các cuộc thăm dò dư luận và đến thời điểm tháng 6-2012, có 54% cử tri được hỏi ý kiến cho rằng ông B.Ô-ba-ma sẽ đắc cử nhiệm kỳ 2. Tuy nhiên, bản thân ê-kíp vận động tranh cử cũng tự nhìn nhận nỗ lực tái tranh cử của ông B.Ô-ba-ma khó khăn hơn nhiều so với năm 2008. Đà phục hồi kinh tế vẫn còn bấp bênh, tỷ lệ thất nghiệp trong 48 tháng liên tiếp vừa qua vẫn ở mức cao trên 8%, nợ quốc gia trong gần 4 năm ông B.Ô-ba-ma cầm quyền tăng gấp hơn 4 lần so với các tổng thống tiền nhiệm đã và đang trở thành những vật cản lớn. Bức tranh kinh tế ảm đạm đã đẩy uy tín của Tổng thống B.Ô-ba-ma đến cuối tháng 7 chỉ còn ở mức 47%, trong khi mức ủng hộ dưới 50% là một mối lo đối với mọi tổng thống muốn tranh cử nhiệm kỳ hai. Kinh tế còn nhiều khó khăn được xác định là vật cản lớn nhất đối với nỗ lực tái tranh cử nhiệm kỳ hai của ông B.Ô-ba-ma, nhất là khi kết quả các cuộc thăm dò cho thấy vẫn có tới 64% cử tri cho rằng nước Mỹ đang chệch hướng và 54% không đồng tình với các chính sách kinh tế của chính quyền B.Ô-ba-ma.
Như vậy, với việc hai đảng độc chiếm nền chính trị nước Mỹ đã kết thúc đại hội và đề cử các cặp liên danh, cuộc bầu cử ở Mỹ bắt đầu bước vào gia đoạn đỉnh cao, tại đó, việc công kích hạ uy tín, thậm chí dùng mọi thủ đoạn để bôi nhọ lẫn nhau, sẽ là nét đặc trưng./.
Do có giông bão, Ban Tổ chức đã phải chuyển địa điểm phát biểu của Tổng thống B.Ô-ba-ma từ sân vận động Bank of America với sức chứa 74.000 người về Trung tâm thể thao Time Warner Cable với sức chứa khoảng 25.000 người. Sự thay đổi này đã làm thay đổi nhiều phương án về an ninh, buộc hàng nghìn phóng viên phải tác nghiệp bên ngoài hội trường hoặc chỉ được cấp thẻ thay nhau vào hội trường tác nghiệp vài ba phút. Hàng chục người đăng ký dự lễ phát biểu đã phải theo dõi phiên bế mạc và bài phát biểu của ông B.Ô-ba-ma qua các màn hình khổng lồ lắp đặt ngoài khu hội trường.
Trong bài phát biểu chấp nhận sự đề cử, cả ông B.Ô-ba-ma và ông G.Bai-đơn đều nhấn mạnh khi lên cầm quyền đầu năm 2009, họ đã tiếp quản hệ quả của cuộc đại khủng hoảng nặng nề nhất trong hơn 60 năm qua và khẳng định tuy còn nhiều việc phải làm, nhưng trong hơn 3 năm qua, nước Mỹ đã vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất và đang trên đà phục hồi. Các chủ trương chính sách được cặp liên danh Ô-ba-ma và Bai-đơn xác định là tăng cường năng lực sản xuất và cạnh tranh của kinh tế Mỹ, khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với các công ty tạo ra nhiều việc làm ở trong nước, đưa việc làm từ bên ngoài về Mỹ. Mục tiêu tổng thể là phục hồi và củng cố vị trí số 1 của Mỹ trên cơ sở sức mạnh trong nước.
Biện pháp ông B.Ô-ba-ma đưa ra là thay đổi bộ luật thuế, theo đó các tập đoàn và thiểu số những người giầu có phải đóng thuế cao hơn để chính phủ có thêm nguồn thu cho đầu tư và bảo đảm sự công bằng xã hội; tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, coi đây tiếp tục là xương sống của xã hội và kinh tế Mỹ; tăng cường hệ thống giáo dục để tạo ra những thế hệ người Mỹ có năng lực, trình độ cạnh tranh trên toàn cầu; kêu gọi gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng đầu tư cho các nguồn năng lượng thay thế để đến năm 2020 có thể giảm 50% nguồn dầu lửa nhập khẩu để tạo đà cho phát triển bền vững. Về đối ngoại và an ninh, ông B.Ô-ba-ma cam kết tiếp tục coi việc đảm bảo an ninh cho nước Mỹ là ưu tiên tối cao, xây dựng lực lượng quốc phòng hùng mạnh, củng cố các liên minh và đồng minh, ngăn chặn phổ biến hạt nhân và phổ biến cái gọi là "các giá trị Mỹ"...
Ngoài bài phát biểu của ông B.Ô-ba-ma và ông G.Bai-đơn, trong ba ngày đại hội của đảng Dân chủ còn có các bài diễn thuyết được dư luận mô tả là "rơi lệ", đó là bài phát biểu của Đệ nhất phu nhân Mi-sen Ô-ba-ma (Michael Obama) và bài phát biểu của cựu Tổng thống Bin Clin-tơn (Bill Clinton). Bài phát biểu của bà Mi-sen được coi là "thấu được lòng người", tô điểm thêm cho phẩm chất của Tổng thống B.Ô-ba-ma luôn gần gũi và lắng nghe ý kiến của người dân Mỹ. Trong khi đó, bài phát của cựu Tổng thống Bin Clin-tơn được coi là "thần cứu mệnh" cho ông B.Ô-ba-ma vì nó tập trung công kích gay gắt và khá thuyết phục nhằm bác lại những lời cáo buộc của cặp liên danh Cộng hòa đối với chính quyền B.Ô-ba-ma. Đại hội của Đảng Dân chủ cũng đã nhất trí thông qua bản cương lĩnh tranh cử năm 2012, trong đó tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ và đề cao vai trò của chính phủ, bảo vệ lợi ích của tầng lớp trung lưu.
Đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma tên đầy đủ là Ba-rắc Hút-xen Ô-ba-ma (Barack Hussein Obama), là người Mỹ gốc Phi, sinh ngày 4-8-1961 tại bang Ha-oai (Hawaii). Ông từng là nghị sĩ cơ quan lập pháp bang Ilinoi (Illinois) 3 nhiệm kỳ từ 1997-2004; là Thượng nghị sĩ liên bang từ 2004-2008. Trong cuộc bầu cử ngày 4-11-2008, ông B.Ô-ba-ma giành được 365 phiếu đại cử tri (52,9%), đánh bại Thượng nghị sĩ Giôn Mác-kên (John McCain) của Đảng Cộng hòa với 173 phiếu đại cử tri (45,7%), trở thành chính khách da màu đầu tiên tiếp quản ghế ông chủ Nhà Trắng. Ngày 4-4-2011, ông B.Ô-ba-ma đăng ký tranh cử nhiệm kỳ hai. Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Ma-ri-len (Maryland) và thủ đô Oa-sinh-tơn (Washington DC), ông B.Ô-ba-ma đã giành được số ghế đại biểu vượt ngưỡng tối thiểu theo quy định 2.778 người và ngày 6-9-2012 chính thức được đề cử làm ứng cử viên của đảng "Con Lừa" ra tranh cử ghế tổng thống nhiệm kỳ 2.
Theo nhìn nhận của dư luận, nỗ lực tái tranh cử của Tổng thống B.Ô-ba-ma năm 2012 có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít trở ngại. Đương kim tổng thống ra tranh cử nhiệm kỳ hai có lợi thế cơ sở chính trị có sẵn ở khắp các bang và có nguồn lực trong tay. Ông cũng gặt hái được một số thành công trong đối ngoại, điển hình là việc thực hiện cam kết rút hết quân khỏi Irắc và đang từng bước rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan, cổ vũ cho cái gọi là "Mùa Xuân Arập" lần lượt lật đổ một số chế độ lâu đời ở Trung Đông và sự kiện lính biệt kích Mỹ đầu tháng 5-2011 tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế Ô-xa-ma Bin La-đen (Osamar bin Laden) cũng được ghi nhận là một chiến tích chống khủng bố nổi bật của chính quyền Tổng thống B.Ô-ba-ma. Một thuận lợi lớn nữa đối với nỗ lực tái tranh cử của ông B.Ô-ba-ma là hầu như không có đối thủ, do vậy đã nhận được sự hậu thuẫn gần như tuyệt đối trong nội bộ đảng.
Được nhìn nhận là một chính khách gần gũi và đáng tín cậy với người dân hơn, cho tới nay, ông B.Ô-ba-ma vẫn thường xuyên dẫn điểm đối thủ của đảng Cộng hòa trong các cuộc thăm dò dư luận và đến thời điểm tháng 6-2012, có 54% cử tri được hỏi ý kiến cho rằng ông B.Ô-ba-ma sẽ đắc cử nhiệm kỳ 2. Tuy nhiên, bản thân ê-kíp vận động tranh cử cũng tự nhìn nhận nỗ lực tái tranh cử của ông B.Ô-ba-ma khó khăn hơn nhiều so với năm 2008. Đà phục hồi kinh tế vẫn còn bấp bênh, tỷ lệ thất nghiệp trong 48 tháng liên tiếp vừa qua vẫn ở mức cao trên 8%, nợ quốc gia trong gần 4 năm ông B.Ô-ba-ma cầm quyền tăng gấp hơn 4 lần so với các tổng thống tiền nhiệm đã và đang trở thành những vật cản lớn. Bức tranh kinh tế ảm đạm đã đẩy uy tín của Tổng thống B.Ô-ba-ma đến cuối tháng 7 chỉ còn ở mức 47%, trong khi mức ủng hộ dưới 50% là một mối lo đối với mọi tổng thống muốn tranh cử nhiệm kỳ hai. Kinh tế còn nhiều khó khăn được xác định là vật cản lớn nhất đối với nỗ lực tái tranh cử nhiệm kỳ hai của ông B.Ô-ba-ma, nhất là khi kết quả các cuộc thăm dò cho thấy vẫn có tới 64% cử tri cho rằng nước Mỹ đang chệch hướng và 54% không đồng tình với các chính sách kinh tế của chính quyền B.Ô-ba-ma.
Như vậy, với việc hai đảng độc chiếm nền chính trị nước Mỹ đã kết thúc đại hội và đề cử các cặp liên danh, cuộc bầu cử ở Mỹ bắt đầu bước vào gia đoạn đỉnh cao, tại đó, việc công kích hạ uy tín, thậm chí dùng mọi thủ đoạn để bôi nhọ lẫn nhau, sẽ là nét đặc trưng./.
Tháo “nút nghẽn” giao thông cho Đồng bằng sông Cửu Long  (07/09/2012)
Trao tặng đồng chí Nguyễn Đức Bình Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng  (07/09/2012)
Tiếp tục triển khai đồng bộ công tác thông tin đối ngoại để phát huy sức mạnh tổng hợp  (07/09/2012)
Việt Nam đã đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng  (07/09/2012)
Tầm quan trọng của Diễn đàn APEC 2012 đối với Liên bang Nga  (07/09/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ bà con Việt kiều tại Vla-đi-vô-xtốc  (07/09/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển