Cả nước tưng bừng chào đón ngày hội khai trường năm học 2012-2013
14:43, ngày 05-09-2012
TCCSĐT - Sáng 5-9-2012, gần 22 triệu học sinh, sinh viên các cấp học trên cả nước tưng bừng đón lễ khai giảng, chính thức bước vào năm học mới 2012-2013. Trong đó, có hơn 4 triệu trẻ ở độ tuổi mầm non; 15 triệu học sinh phổ thông các cấp và 610.000 học sinh trung cấp chuyên nghiệp cùng 2 triệu sinh viên đại học, cao đẳng.
* Tại Hà Nội, sáng 5-9, trong niềm phấn khởi của Ngày hội 'Toàn dân đưa trẻ đến trường", đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đến tặng hoa chúc mừng, đánh trống khai trường và dự lễ khai giảng năm học mới với hơn 1.000 giáo viên, học sinh Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng và đến thăm, tặng quà, chúc mừng cô và các cháu Trường mầm non Lạc Trung, phường Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng) nhân ngày khai trường. Cũng trong sáng nay, đồng chí Nguyễn Thế Thảo - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã tới dự và chúc mừng các thầy cô giáo và học sinh trường Trung học phổ thông Việt Đức nhân ngày khai giảng năm học mới.
* Tại Hưng Yên, năm học 2012- 2013, ngành Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chú trọng công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đây cũng là năm tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngành giáo dục và đào tạo Hưng Yên đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực trong nhà trường; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị và thư viện các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp. Đồng thời, Hưng Yên cũng sẽ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút người giỏi, tạo động lực phấn đấu cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của địa phương. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang đẩy mạnh hoạt động khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục, coi đây là công cụ để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Công tác kiểm tra, đánh giá thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ tiếp tục được đổi mới đồng bộ theo đúng yêu cầu phát huy năng lực, sở trường của học sinh góp phần bảo đảm chất lượng giáo dục.
* Tại Quảng Ninh, hơn 200.000 học sinh các cấp học phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới 2012-2013. Năm học này, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tỉnh Quảng Ninh quan tâm đầu tư mạnh. Toàn tỉnh có 312 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ phòng học kiên cố đạt 80%. Sở Giáo dục và Đào tạo đã mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học đáp ứng cho cấp học mầm non theo chương trình đổi mới; mua sắm bổ sung thiết bị điện tử hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học cho cấp phổ thông với tổng giá trị khoảng 30 tỉ đồng.
* Tại Nghệ An, gần 700.000 học sinh của 1.577 trường học (bao gồm bốn cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) và 21 trung tâm giáo dục thường xuyên ở Nghệ An bước vào năm học mới 2012-2013. Nét mới trong năm học này, ngành Giáo dục triển khai thí điểm việc dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở Trường Trung học phổ thông Chuyên Phan Bội Châu và Trung học phổ thông Lê Viết Thuật. Đồng thời, dạy văn hoá kết hợp với dạy nghề và hướng nghiệp ở các trung tâm giáo dục thường xuyên ; tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn tại trung tâm giáo dục thường xuyên ở những nơi chưa có trung tâm dạy nghề; thực hiện chương trình dạy bổ túc văn hóa cho người đi xuất khẩu lao động của các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong. Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã tham mưu và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định phê duyệt phương án cung ứng thiết bị dạy học năm học 2012-2013 với tổng số tiền 103 tỉ đồng (trong đó thiết bị dạy học mầm non 68 tỉ đồng, thiết bị tin học 13 tỉ đồng, thiết bị dạy học ngoại ngữ 22 tỉ đồng) theo phương thức đấu thầu rộng rãi.
* Tại Quảng Trị, năm học mới 2012-2013, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tăng cường củng cố và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên cũng như tăng cường tỷ lệ huy động học sinh đến lớp. Trong năm học này, toàn tỉnh có hơn 160.000 học sinh đến lớp. Hiện toàn ngành có trên 5.000 phòng học, trong đó số phòng kiên cố đạt khoảng 70%, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Toàn tỉnh có 158 trường mầm non; 162 trường tiểu học, trong đó có 137 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ 84,6%. 111 trường Trung học cơ sở, trong đó có 41 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ 36,9%. 31 trường Trung học phổ thông, trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 9,1%; 10 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 10 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp... Đến nay, công tác xây dựng mới và sửa chữa các phòng học, công trình vệ sinh, nước sạch, làm vệ sinh khuôn viên nhà trường đi vào hoàn thiện những khâu cuối cùng chào đón năm học mới. Trong dịp hè vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tăng cường đội ngũ giáo viên đến từng bản, làng vận động tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường ra lớp; đồng thời kêu gọi ủng hộ sách vở, đồ dụng học tập hỗ trợ cho học sinh vùng sâu dân tộc miền núi. Bên cạnh đó, Sở cũng tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ, học tập chính trị cho đội ngũ cán bộ giáo viên tất cả các bậc học. Qua đó bồi dưỡng kiến thức chuẩn, các kỹ năng chuyên đề, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới cách thức soạn giáo án bài giảng, từ đó có phương pháp giảng dạy sáng tạo và phù hợp với học sinh. Toàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn thiếu khoảng 200 phòng học, chủ yếu là ở miền núi, nhiều nơi vẫn còn tình trạng phòng học tạm bợ. Đặc biệt, có một bộ phận học sinh vùng nông thôn ở huyện Hải Lăng và học sinh miền núi huyện Đakrông, Hướng Hóa vẫn phải đến trường bằng ghe, hoặc thuyền qua sông suối rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên triển khai thực hiện còn chậm. Đến nay chỉ mới triển khai xây dựng được 935/1.805 phòng học, đạt tỉ lệ 51,8%; xây dựng 457/1.100 nhà công vụ giáo viên, đạt tỉ lệ 41,5% kế hoạch chương trình đề ra giai đoạn 2008-2012
* Tại Quảng Nam, năm học 2012-2013, tỉnh có 322.640 học sinh, giảm so với năm học trước là 2.453 học sinh (trong đó khối Trung học cơ sở và Tiểu học giảm nhiều nhất), 20.359 giáo viên các cấp (có 539 giáo viên là người dân tộc thiểu số). Sở Giáo dục và Đào tạo đã luân chuyển 52 giáo viên theo đề án luân chuyển giáo viên từ miền núi về các huyện đồng bằng và thành phố; đồng thời luân chuyển 12 giáo viên ở các huyện đồng bằng, thành phố lên công tác tại các huyện miền núi. Để chuẩn bị cho năm học mới, đã có 284 phòng học, phòng chức năng khối Phòng Giáo dục và Đào tạo và 69 phòng học, 66 phòng thí nghiệm, 103 phòng nhà ở học sinh thuộc khối Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý được xây dựng mới.
* Tại Ninh Thuận, năm học 2012-2013, tỉnh tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tăng cường kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý giáo dục và chính quyền địa phương đối với các cơ sở giáo dục, đẩy mạnh kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục; chú trọng công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý; ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi...Lễ khai giảng tại các trường học trong tỉnh Ninh Thuận diễn ra trang trọng, chu đáo, tất cả học sinh các cấp học, kể cả học sinh tàn tật, nghèo khó đều có đủ điều kiện đến trường.
* Tại An Giang, gần 400.000 học sinh của trên 800 trường học các cấp của tỉnh đã chính thức khai giảng năm học mới 2012 - 2013. Trước đó, tỉnh An Giang ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách 81,1 tỉ đồng và mạnh thường quân và phụ huynh ủng hộ 1,9 tỉ đồng để xây dựng, duy tu sửa chữa 2.406 phòng học, phòng bộ môn; 94 phòng học, phòng bộ môn mới; gần 10.000 bộ bàn ghế học sinh và giáo viên; 36 tấm bảng chóng lóa...Tỉnh cũng đ ầu tư trên 23 tỉ đồng để trang bị hàng chục ngàn bản sách tham khảo, sách giáo khoa, bảng thông minh Activboard, máy chiếu, máy tính nối mạng Internet và nhiều thiết bị dạy học khác cho 184 điểm trường… Hội khuyến học tỉnh, huyện và mạnh thường quân còn hỗ trợ học cụ, sách mượn học, đồng phục, phương tiện xe đạp…để 100% học sinh nghèo có điều kiện tiếp tục đến trường năm học mới, đặc biệt là học sinh dân tộc Chăm, Khơmer vùng núi và Việt kiều Campuchia về quê học tập.
* Tại Đồng Nai, gần 600.000 học sinh, học viên, sinh viên cùng 36.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên của toàn ngành giáo dục và đào tạo đã bước vào năm học mới. Năm học này số học sinh toàn tỉnh tăng khoảng 7.000 em so với năm học 2011-2012, chủ yếu ở bậc tiểu học và mầm non. Trong năm học 2012-2013, toàn ngành quyết tâm thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm gồm: Đẩy mạnh thực hiện đổi mới công tác thanh tra về thu - chi tài chính, dạy thêm - học thêm, thi đua khen thưởng. Ngành tăng cường các giải pháp khắc phục hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh giỏi, khá. Các trường chú trọng công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên mầm non, phổ thông, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị trường học. Ngành cũng sẽ rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch của ngành và địa phương, đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015, xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực phát triển giáo dục. Năm học 2012-2013, toàn tỉnh có 793 trường học, trong đó bậc mầm non có 258 trường, tiểu học có 299 trường, Trung học cơ sở có 172 trường, Trung học phổ thông có 64 trường. Mạng lưới trường học tăng thêm 6 trường, gồm: 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 3 trường Trung học cơ sở. Số công trình trường học được xây dựng mới, đạt chuẩn đưa vào sử dụng là 14 công trình với 229 phòng học. Ngoài ra, Chương trình kiên cố hóa trường lớp học, giai đoạn II đã có 244 phòng học xuống cấp được đầu tư thay thế kịp thời đưa vào sử dụng trong năm học mới. Các địa phương còn tu sửa 221 phòng học cũ. Để đảm bảo giáo viên phục vụ công tác giảng dạy, toàn ngành cũng đã tuyển mới khoảng gần 1.000 giáo viên, trong đó bậc mầm non tuyển mới 386 giáo viên, tiểu học tuyển mới 283 giáo viên, Trung học cơ sở tuyển mới 132 giáo viên, Trung học phổ thông tuyển mới 183 giáo viên. Như vậy trong năm học mới toàn ngành giáo dục tỉnh đã có 26.917 giáo viên.
* Tại Đắk Lắk, gần 474.000 học sinh, trong đó có 30% là học sinh dân tộc thiểu số của 938 trường học các cấp trên địa bàn tỉnh đã nô nức bước vào năm học mới 2012- 2013. Năm học này, Đắk Lắk đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng mới và sửa chữa 658 phòng học, chủ yếu là đầu tư cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ riêng huyện Krông Pắk, năm học này đã đầu tư trên 33 tỉ đồng xây dựng mới, sửa chữa 34 trường học các cấp, chủ yếu là đầu tư cho các địa bàn vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Tỉnh cũng tuyển dụng mới hàng trăm giáo viên các cấp cho các trường ở vùng sâu vùng xa, đồng thời, đầu tư trên 110 tỉ đồng mua sách giáo khoa, vở viết, dụng cụ học tập thiết yếu để cấp miễn phí cho trên 308.000 học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo trên địa bàn.
* Tại Kon Tum, hơn 130.000 học sinh các bậc học của tỉnh đồng loạt bước vào năm học mới. Năm học này, toàn tỉnh có 375 trường học, tăng 4 trường so với năm học trước. Tỉnh Kon Tum đã đầu tư 83,6 tỉ đồng để mua sắm trang thiết bị, hoàn thiện cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn. Tỉnh cũng đã chi trên 14 tỉ đồng để mua hơn 3 triệu cuốn sách giáo khoa và vở cấp phát cho học sinh dân tộc thiểu số. Năm học 2012-2013 cũng là năm học đầu tiên tỉnh Kon Tum thực hiện đào tạo học sinh người dân tộc thiểu số chất lượng cao từ bậc trung học cơ sở với 71 em học sinh theo học. Để cho các em học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số có điều kiện đến trường, Sở GD-ĐTđã tiếp tục đẩy mạnh phong trào 2 đủ: đủ ăn, đủ quần áo và đủ sách vở. Bên cạnh đó, năm học mới ngành giáo dục Kon Tum tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
* Tại Bạc Liêu, hơn 320 trường học với hơn 168.000 học sinh các cấp của tỉnh đã đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học 2012- 2013. Năm học mới 2012-2013, ngoài việc đẩy mạnh công tác sửa chữa, nâng cấp các phòng học, ngành cũng tập trung hoàn thiện các công trình đầu tư trường, lớp mới để đưa vào sử dụng. Toàn tỉnh có 321 trường với 5.483 phòng học, phòng chức năng ở các cấp; trong đó có khoảng 60% phòng học đạt chuẩn kiên cố, không còn phòng học tạm bợ. Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học Bạc Liêu giảm 10% giá sách giáo khoa; phát động phong trào quyên góp sách giáo khoa cũ tặng bạn, tặng trường. Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu đã vận động quyên góp hơn 120.000 quyển vở tặng cho các trường, học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc...
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2012-2013 là năm học thứ 2 ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều nhiệm vụ, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học... Nhân dịp khai giảng năm học mới 2012-2013, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thăm và dự lễ khai giảng tại nhiều ngôi trường trên cả nước./.
* Tại Hưng Yên, năm học 2012- 2013, ngành Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chú trọng công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đây cũng là năm tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngành giáo dục và đào tạo Hưng Yên đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực trong nhà trường; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị và thư viện các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp. Đồng thời, Hưng Yên cũng sẽ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút người giỏi, tạo động lực phấn đấu cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của địa phương. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang đẩy mạnh hoạt động khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục, coi đây là công cụ để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Công tác kiểm tra, đánh giá thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ tiếp tục được đổi mới đồng bộ theo đúng yêu cầu phát huy năng lực, sở trường của học sinh góp phần bảo đảm chất lượng giáo dục.
* Tại Quảng Ninh, hơn 200.000 học sinh các cấp học phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới 2012-2013. Năm học này, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tỉnh Quảng Ninh quan tâm đầu tư mạnh. Toàn tỉnh có 312 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ phòng học kiên cố đạt 80%. Sở Giáo dục và Đào tạo đã mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học đáp ứng cho cấp học mầm non theo chương trình đổi mới; mua sắm bổ sung thiết bị điện tử hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học cho cấp phổ thông với tổng giá trị khoảng 30 tỉ đồng.
* Tại Nghệ An, gần 700.000 học sinh của 1.577 trường học (bao gồm bốn cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) và 21 trung tâm giáo dục thường xuyên ở Nghệ An bước vào năm học mới 2012-2013. Nét mới trong năm học này, ngành Giáo dục triển khai thí điểm việc dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở Trường Trung học phổ thông Chuyên Phan Bội Châu và Trung học phổ thông Lê Viết Thuật. Đồng thời, dạy văn hoá kết hợp với dạy nghề và hướng nghiệp ở các trung tâm giáo dục thường xuyên ; tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn tại trung tâm giáo dục thường xuyên ở những nơi chưa có trung tâm dạy nghề; thực hiện chương trình dạy bổ túc văn hóa cho người đi xuất khẩu lao động của các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong. Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã tham mưu và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định phê duyệt phương án cung ứng thiết bị dạy học năm học 2012-2013 với tổng số tiền 103 tỉ đồng (trong đó thiết bị dạy học mầm non 68 tỉ đồng, thiết bị tin học 13 tỉ đồng, thiết bị dạy học ngoại ngữ 22 tỉ đồng) theo phương thức đấu thầu rộng rãi.
* Tại Quảng Trị, năm học mới 2012-2013, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tăng cường củng cố và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên cũng như tăng cường tỷ lệ huy động học sinh đến lớp. Trong năm học này, toàn tỉnh có hơn 160.000 học sinh đến lớp. Hiện toàn ngành có trên 5.000 phòng học, trong đó số phòng kiên cố đạt khoảng 70%, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Toàn tỉnh có 158 trường mầm non; 162 trường tiểu học, trong đó có 137 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ 84,6%. 111 trường Trung học cơ sở, trong đó có 41 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ 36,9%. 31 trường Trung học phổ thông, trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 9,1%; 10 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 10 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp... Đến nay, công tác xây dựng mới và sửa chữa các phòng học, công trình vệ sinh, nước sạch, làm vệ sinh khuôn viên nhà trường đi vào hoàn thiện những khâu cuối cùng chào đón năm học mới. Trong dịp hè vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tăng cường đội ngũ giáo viên đến từng bản, làng vận động tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường ra lớp; đồng thời kêu gọi ủng hộ sách vở, đồ dụng học tập hỗ trợ cho học sinh vùng sâu dân tộc miền núi. Bên cạnh đó, Sở cũng tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ, học tập chính trị cho đội ngũ cán bộ giáo viên tất cả các bậc học. Qua đó bồi dưỡng kiến thức chuẩn, các kỹ năng chuyên đề, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới cách thức soạn giáo án bài giảng, từ đó có phương pháp giảng dạy sáng tạo và phù hợp với học sinh. Toàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn thiếu khoảng 200 phòng học, chủ yếu là ở miền núi, nhiều nơi vẫn còn tình trạng phòng học tạm bợ. Đặc biệt, có một bộ phận học sinh vùng nông thôn ở huyện Hải Lăng và học sinh miền núi huyện Đakrông, Hướng Hóa vẫn phải đến trường bằng ghe, hoặc thuyền qua sông suối rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên triển khai thực hiện còn chậm. Đến nay chỉ mới triển khai xây dựng được 935/1.805 phòng học, đạt tỉ lệ 51,8%; xây dựng 457/1.100 nhà công vụ giáo viên, đạt tỉ lệ 41,5% kế hoạch chương trình đề ra giai đoạn 2008-2012
* Tại Quảng Nam, năm học 2012-2013, tỉnh có 322.640 học sinh, giảm so với năm học trước là 2.453 học sinh (trong đó khối Trung học cơ sở và Tiểu học giảm nhiều nhất), 20.359 giáo viên các cấp (có 539 giáo viên là người dân tộc thiểu số). Sở Giáo dục và Đào tạo đã luân chuyển 52 giáo viên theo đề án luân chuyển giáo viên từ miền núi về các huyện đồng bằng và thành phố; đồng thời luân chuyển 12 giáo viên ở các huyện đồng bằng, thành phố lên công tác tại các huyện miền núi. Để chuẩn bị cho năm học mới, đã có 284 phòng học, phòng chức năng khối Phòng Giáo dục và Đào tạo và 69 phòng học, 66 phòng thí nghiệm, 103 phòng nhà ở học sinh thuộc khối Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý được xây dựng mới.
* Tại Ninh Thuận, năm học 2012-2013, tỉnh tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tăng cường kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý giáo dục và chính quyền địa phương đối với các cơ sở giáo dục, đẩy mạnh kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục; chú trọng công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý; ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi...Lễ khai giảng tại các trường học trong tỉnh Ninh Thuận diễn ra trang trọng, chu đáo, tất cả học sinh các cấp học, kể cả học sinh tàn tật, nghèo khó đều có đủ điều kiện đến trường.
* Tại An Giang, gần 400.000 học sinh của trên 800 trường học các cấp của tỉnh đã chính thức khai giảng năm học mới 2012 - 2013. Trước đó, tỉnh An Giang ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách 81,1 tỉ đồng và mạnh thường quân và phụ huynh ủng hộ 1,9 tỉ đồng để xây dựng, duy tu sửa chữa 2.406 phòng học, phòng bộ môn; 94 phòng học, phòng bộ môn mới; gần 10.000 bộ bàn ghế học sinh và giáo viên; 36 tấm bảng chóng lóa...Tỉnh cũng đ ầu tư trên 23 tỉ đồng để trang bị hàng chục ngàn bản sách tham khảo, sách giáo khoa, bảng thông minh Activboard, máy chiếu, máy tính nối mạng Internet và nhiều thiết bị dạy học khác cho 184 điểm trường… Hội khuyến học tỉnh, huyện và mạnh thường quân còn hỗ trợ học cụ, sách mượn học, đồng phục, phương tiện xe đạp…để 100% học sinh nghèo có điều kiện tiếp tục đến trường năm học mới, đặc biệt là học sinh dân tộc Chăm, Khơmer vùng núi và Việt kiều Campuchia về quê học tập.
* Tại Đồng Nai, gần 600.000 học sinh, học viên, sinh viên cùng 36.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên của toàn ngành giáo dục và đào tạo đã bước vào năm học mới. Năm học này số học sinh toàn tỉnh tăng khoảng 7.000 em so với năm học 2011-2012, chủ yếu ở bậc tiểu học và mầm non. Trong năm học 2012-2013, toàn ngành quyết tâm thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm gồm: Đẩy mạnh thực hiện đổi mới công tác thanh tra về thu - chi tài chính, dạy thêm - học thêm, thi đua khen thưởng. Ngành tăng cường các giải pháp khắc phục hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh giỏi, khá. Các trường chú trọng công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên mầm non, phổ thông, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị trường học. Ngành cũng sẽ rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch của ngành và địa phương, đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015, xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực phát triển giáo dục. Năm học 2012-2013, toàn tỉnh có 793 trường học, trong đó bậc mầm non có 258 trường, tiểu học có 299 trường, Trung học cơ sở có 172 trường, Trung học phổ thông có 64 trường. Mạng lưới trường học tăng thêm 6 trường, gồm: 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 3 trường Trung học cơ sở. Số công trình trường học được xây dựng mới, đạt chuẩn đưa vào sử dụng là 14 công trình với 229 phòng học. Ngoài ra, Chương trình kiên cố hóa trường lớp học, giai đoạn II đã có 244 phòng học xuống cấp được đầu tư thay thế kịp thời đưa vào sử dụng trong năm học mới. Các địa phương còn tu sửa 221 phòng học cũ. Để đảm bảo giáo viên phục vụ công tác giảng dạy, toàn ngành cũng đã tuyển mới khoảng gần 1.000 giáo viên, trong đó bậc mầm non tuyển mới 386 giáo viên, tiểu học tuyển mới 283 giáo viên, Trung học cơ sở tuyển mới 132 giáo viên, Trung học phổ thông tuyển mới 183 giáo viên. Như vậy trong năm học mới toàn ngành giáo dục tỉnh đã có 26.917 giáo viên.
* Tại Đắk Lắk, gần 474.000 học sinh, trong đó có 30% là học sinh dân tộc thiểu số của 938 trường học các cấp trên địa bàn tỉnh đã nô nức bước vào năm học mới 2012- 2013. Năm học này, Đắk Lắk đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng mới và sửa chữa 658 phòng học, chủ yếu là đầu tư cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ riêng huyện Krông Pắk, năm học này đã đầu tư trên 33 tỉ đồng xây dựng mới, sửa chữa 34 trường học các cấp, chủ yếu là đầu tư cho các địa bàn vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Tỉnh cũng tuyển dụng mới hàng trăm giáo viên các cấp cho các trường ở vùng sâu vùng xa, đồng thời, đầu tư trên 110 tỉ đồng mua sách giáo khoa, vở viết, dụng cụ học tập thiết yếu để cấp miễn phí cho trên 308.000 học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo trên địa bàn.
* Tại Kon Tum, hơn 130.000 học sinh các bậc học của tỉnh đồng loạt bước vào năm học mới. Năm học này, toàn tỉnh có 375 trường học, tăng 4 trường so với năm học trước. Tỉnh Kon Tum đã đầu tư 83,6 tỉ đồng để mua sắm trang thiết bị, hoàn thiện cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn. Tỉnh cũng đã chi trên 14 tỉ đồng để mua hơn 3 triệu cuốn sách giáo khoa và vở cấp phát cho học sinh dân tộc thiểu số. Năm học 2012-2013 cũng là năm học đầu tiên tỉnh Kon Tum thực hiện đào tạo học sinh người dân tộc thiểu số chất lượng cao từ bậc trung học cơ sở với 71 em học sinh theo học. Để cho các em học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số có điều kiện đến trường, Sở GD-ĐTđã tiếp tục đẩy mạnh phong trào 2 đủ: đủ ăn, đủ quần áo và đủ sách vở. Bên cạnh đó, năm học mới ngành giáo dục Kon Tum tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
* Tại Bạc Liêu, hơn 320 trường học với hơn 168.000 học sinh các cấp của tỉnh đã đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học 2012- 2013. Năm học mới 2012-2013, ngoài việc đẩy mạnh công tác sửa chữa, nâng cấp các phòng học, ngành cũng tập trung hoàn thiện các công trình đầu tư trường, lớp mới để đưa vào sử dụng. Toàn tỉnh có 321 trường với 5.483 phòng học, phòng chức năng ở các cấp; trong đó có khoảng 60% phòng học đạt chuẩn kiên cố, không còn phòng học tạm bợ. Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học Bạc Liêu giảm 10% giá sách giáo khoa; phát động phong trào quyên góp sách giáo khoa cũ tặng bạn, tặng trường. Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu đã vận động quyên góp hơn 120.000 quyển vở tặng cho các trường, học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc...
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2012-2013 là năm học thứ 2 ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều nhiệm vụ, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học... Nhân dịp khai giảng năm học mới 2012-2013, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thăm và dự lễ khai giảng tại nhiều ngôi trường trên cả nước./.
Kỳ họp thứ 5 Hội đồng Lý luận Trung ương  (05/09/2012)
Kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)  (05/09/2012)
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ khai giảng năm học 2012-2013  (04/09/2012)
Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập tăng  (04/09/2012)
Ra Quyết định về Kế hoạch thực hiện Luật Cơ yếu  (04/09/2012)
Chủ tịch Hạ viện Indonesia bắt đầu thăm Việt Nam  (04/09/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển