Do đâu sứ mệnh của Đặc phái viên “kép” Kofi Annan về Syria thất bại?
19:50, ngày 06-08-2012
TCCSĐT - Tuần qua, Đặc phái viên của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập về Syria Kofi Annan đã bất ngờ thông báo từ chức, khi nhiệm vụ giao cho ông phải đến cuối tháng 8 này mới kết thúc, với lý do bạo lực không ngừng gia tăng ở Syria và sự chia rẽ tại Liên hợp quốc đã và đang cản trở sứ mệnh hòa bình của ông.
Từ đề xuất hòa bình 6 điểm tới Nghị quyết 2042 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Trong quá trình hóa giải cuộc khủng hoảng chính trị bùng phát ở Syria từ ngày 15-3-2011 tới nay đã hình thành 2 “chiến tuyến” khá rõ nét. Một bên là Mỹ và các nước NATO khác được một số nước ủng hộ trong nhóm “Những người bạn của Syria”. Bên kia là Nga và Trung Quốc cũng được một số nước đồng tình. Hai bên đều có những quan điểm khác biệt về nguyên tắc đối với cách thức hóa giải cuộc xung đột này.
Bên này, nhóm “Những người bạn của Syria” ngay từ đầu đòi Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi với lý do Chính quyền ở Damasus “đàn áp người dân”, “vi phạm nhân quyền” và chủ trương can thiệp quân sự vào Syria như từng làm ở Libya nhưng đã bị Nga và Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để bác bỏ một nghị quyết có thể tạo cơ sở pháp lý cho hành động đó.
Còn bên kia, Nga và Trung Quốc đi theo quan điểm: cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Syria là công việc nội bộ của nước này và cần phải để cho nhân dân Syria tự giải quyết việc ai là người xứng đáng đứng đầu Chính phủ ở Damascus chứ không phải theo sức ép từ bên ngoài. Do đó, Nga và Trung Quốc kiên quyết bác bỏ mọi dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc yêu cầu Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi và có thể mở đường cho một cuộc can thiệp quân sự từ bên ngoài vào tình hình quốc gia này. Theo quan điểm của Matxcơva và Bắc Kinh, một nghị quyết khách quan và đúng đắn của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cần phải yêu cầu tất cả các bên xung đột ở Syria chấm dứt việc sử dụng bạo lực, ngồi vào bàn đàm phán để tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột trên cơ sở tôn trọng những lợi ích căn bản của nhân dân Syria. Do quan điểm của hai bên quá khác biệt về nguyên tắc, nên xung đột bạo lực vẫn không ngừng gia tăng.
Ngày 23-2-2012, Liên hợp quốc và Liên đoàn các nước Arập (AL) đã quyết định bổ nhiệm cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan làm đặc phái viên chung của hai tổ chức này với sứ mệnh tìm lời giải cho cuộc khủng hoảng tại Syria. Thay mặt Liên hợp quốc và AL, ông Kofi Annan đã tiến hành các cuộc tiếp xúc và tư vấn với các bên liên quan ở cả trong và ngoài Syria nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng bạo lực và thúc đẩy hòa bình tại quốc gia Trung Đông này.
Sau khi tham vấn các bên xung đột ở Syria và nhiều nước có liên quan, ông Kofi Annan đã đưa ra đề xuất 6 điểm nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở nước này, trong đó có những nội dung then chốt là các bên xung đột ở Syria phải chấp nhận ngừng bắn dưới sự giám sát của Liên hợp quốc; rút quân và vũ khí hạng nặng ra khỏi các thành phố, nơi đang diễn ra các hoạt động chống đối của các lực lượng đối lập; ngừng giao tranh ít nhất 2 giờ mỗi ngày để các tổ chức có thể viện trợ nhân đạo và tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng; tiến hành đối thoại chính trị giữa chính phủ và phe đối lập. Trong đề xuất này, ông Kofi Annan không kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức.
Đề xuất 6 điểm của Đặc phái viên Kofi Annan được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó có Nga và Trung Quốc, nhất trí, ra tuyên bố ủng hộ và yêu cầu các bên xung đột ở Syria chấp nhận. Sở dĩ Nga và Trung Quốc ủng hộ đề xuất của ông Kofi Annan là do trong đó có một nội dung rất cơ bản trùng hợp với tinh thần nội dung dự thảo Nghị quyết về Syria do Nga đề xuất, được Trung Quốc ủng hộ và trình lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ngày 15-12-2012. Đó là, yêu cầu cả hai bên, nghĩa là cả lực lượng ủng hộ Chính phủ Syria và phe đối lập phải chấm dứt bạo lực. Tuy nhiên, dự thảo Nghị quyết do Nga và Trung Quốc đề xuất đã bị một số thành viên khác trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho là “không đủ cứng rắn” và vì thế đã không trở thành công cụ pháp lý để dàn xếp xung đột. Còn lần này, tuy Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra tuyên bố yêu cầu các bên chấm dứt bạo lực nhưng lại không có tính ràng buộc về pháp lý. Nhưng Nga và Trung Quốc ủng hộ đề xuất của Đặc phái viên Liên hợp quốc và AL Kofi Ananan vì cho rằng, đó là biện pháp khả dĩ nhất trong tình hình hiện nay nhằm chấm dứt tình hình đổ máu đang diễn ra ở Syria và dàn xếp xung đột bằng một giải pháp chính trị.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nhận định, đề xuất của ông Kofi Ananan là “cơ hội cuối cùng” đối với Syria để thoát khỏi khủng hoảng chính trị. Còn Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã chính thức chấp thuận kế hoạch hòa bình do ông Kofi Annan đề xuất. Trong một thông điệp gửi tới Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) tại Ấn Độ ngày 29-3-2012, Tổng thống Bashar al-Assad cho biết, Syria sẽ sớm khởi động một cuộc đối thoại dân tộc có sự tham gia của tất cả các phe phái tại nước này nhằm tìm cách lập lại ổn định và an ninh cho đất nước. Tuy nhiên, do đề xuất của ông Kofi Ananan cũng như Tuyên bố của Hội đồng Bảo an về tình hình Syria không có tính ràng buộc về pháp lý nên ngày 14-4-2012, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết 2042 đưa đoàn quan sát viên của Liên hợp quốc tới giám sát chế độ ngừng bắn, mở ra triển vọng mong manh dàn xếp cuộc xung đột ở Syria (1).
“Vỡ diễn cũ” trên “sân khấu mới”
Diễn biến tình hình Syria sau khi có Nghị quyết 2042 lặp lại gần như nguyên bản tình hình Libya sau khi có Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhắm đến mục đích "bất di bất dịch" là bằng mọi cách tiêu diệt Tổng thống Bashar al-Assad và chế độ cầm quyền của ông.
Nghiên cứu kỹ nội dung Nghị quyết 2042 hiện nay về Syria và Nghị quyết 1973 về Libya năm 2011, các chuyên gia phân tích chính trị thấy có một điểm trùng hợp cốt lõi là, hai bên xung đột chấp nhận ngừng bắn. Đây chính là “khe hở pháp lý” mà các lực lượng đối lập ở Libya trước đây cũng như ở Syria hiện nay khai thác triệt để nhằm thực hiện mục đích của họ là tiếp tục các hành động bạo lực quyết liệt hơn trong việc đánh bại các lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad.
Ở Libya, trong khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi tuyên bố chấp hành Nghị quyết 1973, nghĩa là ngừng bắn, thì lực lượng đối lập ở Libya không những không ngừng bắn mà còn tiếp tục các hoạt động quân sự ráo riết dưới sự hỗ trợ của hoạt động “thiết lập vùng cấm bay” từ phía NATO. Kết cục là một cuộc can thiệp quân sự trên quy mô lớn nhằm vào Libya dẫn tới cục diện tiêu diệt nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi (2).
“Vỡ diễn” tương tự đang được lặp lại gần như nguyên vẹn trên “sân khấu Syria”. Trong khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad bắt đầu thực hiện Nghị quyết 2042 ra lệnh rút quân và các vũ khí hạng nặng ra khỏi các thành phố và các khu vực mà trước đó họ đã đánh bật các lực lượng hồi giáo cực đoan và khủng bố, thì lực lượng đối lập lại tranh thủ thời cơ đó, ráo riết tiếp nhận thêm vũ khí hạng nặng do một số nước trong nhóm “Những người bạn của Syria" cung cấp, trong đó có vũ khí chống tăng, tên lửa phòng không vác vai, súng cối và nhiều loại vũ khí khác đạt tiêu chuẩn NATO. Họ vừa phối hợp với mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda” tái chiếm các thành phố và gây ra hàng loạt vụ khủng bố dã man nhất, vừa tố cáo các lực lượng của Chính phủ Syria “vi phạm Nghị quyết 2042 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”. Tình hình đó đã đưa Tổng thống Bashar al-Assad vào thế đứng giữa “hai làn đạn”: nếu không ra tay trấn áp lực lượng đối lập cực đoan thì rút cuộc sẽ bị đánh bại và bị tiêu diệt. Còn nếu ra tay trấn áp thì ngay lập tức bị cáo “tàn sát người dân vô tội”. Khi lực lượng của Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hạng nặng đáp trả quân khủng bố, các lực lượng đối lập ngay lập tức cáo buộc họ “dùng vũ khí tàn sát người dân”.
Theo các nhà phân tích, “vở diễn” mới trên “sân khấu” Syria có một điểm khác về hình thức nhưng có cùng bản chất. Đó là, nếu ở Libya, NATO mượn cớ thực hiện Nghị quyết 1973 về “thiết lập vùng cấm bay” để tiến hành can thiệp quân sự vào quốc gia này, thì tại Syria, “Những người bạn của Syria” đang tiến hành một cuộc can thiệp quân sự “qua tay người khác”, cũng mượn cớ thực hiện Nghị quyết 2042, bằng cách chi viện toàn diện về tiền bạc, vũ khí, nhân lực và tinh thần cho các lực lượng đối lập thực thi cuộc chiến tranh khủng bố trên quy mô lớn nhằm vào các lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad mà điển hình nhất là vụ khủng bố tàn bạo nhằm vào các quan chức cấp cao của Chính phủ Syria ngay giữa thủ đô Damasscus (3,4,5).
Vì thế, cố vấn của Tổng thống Bashar al-Assad, Buseyna Shaaban đã nhận xét: tham gia cùng với các lực lượng đối lập tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố hiện nay ở Syria, ngoài các tổ chức khủng bố quốc tế như “Al-Qaeda” còn có lực lượng của một số nước trong và bên ngoài thế giới Arập và vì thế cuộc chiến này đã không còn là nội chiến mà là cuộc chiến tranh khu vực (6).
Các lực lượng được “Những người bạn của Syria” sử dụng để tiến hành “cuộc chiến qua tay người khác” thay vì thực hiện chiến dịch can thiệp quân sự công khai như ở Libya là lực lượng khá mạnh. Hiện tại, số lượng chiến binh của các lực lượng đối lập đã lên tới 40.000 người, được tổ chức thành 17 lữ đoàn, trang bị hiện đại theo tiêu chuẩn NATO. Ngoài ra, trên lãnh thổ Syria còn có 260 đơn vị lực lượng đối lập có vũ trang, mỗi đơn vị có từ 1 đến 2 tiểu đoàn với quân số lên tới 1.500 người. Đầu tháng 7-2012, những đội quân này đã liên kết với nhau thành các cụm lực lượng cỡ lớn. Theo Hãng tin Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao của phương Tây tiết lộ, hiện có một thỏa thuận ngầm của một số nước phương Tây đưa các chiến binh Hồi giáo nước ngoài thâm nhập vào Syria để tiến hành cuộc thánh chiến chống chính phủ của Tổng thống Bashar Al Assad. Nguồn tin trên yêu cầu dấu tên và cho biết, nhiều chiến binh Hồi giáo đến Syria Tresnia, Yemen, Libya, Iraq, Afghanistan và Pakistan đang chiến đấu bên cạnh các lực lượng đối lập. Đây là nguyên nhân sâu xa khiến cho Nghị quyết 2042 không có hiệu lực và đẩy hàng nghìn người dân Syria phải chạy sang lánh nạn ở các nước láng giềng. Trong một cuộc trao đổi với phóng viên Hãng thông tấn ITAS-TASS, một chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ở London chia sẻ nhận định: "Syria chỉ là khúc dạo đầu cho một cuộc xung đột nóng với Iran. Hiện nay các nước phương Tây đang làm tất cả mọi việc để chuẩn bị giải “bài toán Iran” sau khi đã loại bỏ được Syria như là một đồng minh của Iran tại khu vực này" (7).
Do đó, có thể nói, nguyên nhân cơ bản khiến cho sứ mệnh tìm kiếm hòa bình cho Syria của Đặc phái viên của Liên hợp quốc và AL Kofi Annan thất bại là do các lực lượng đối lập ở Syria mượn cớ thực hiện Nghị quyết 2042 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố trên quy mô lớn nhằm tiêu diệt chế độ cầm quyền của Tổng thống Bashar al-Assad./.
--------------------------------------
Tài liệu tham khảo
1. United Nations Security Council Resolution 2042
http://daccess-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/N12/295/28/PDF/N1229528.pdf?OpenElement
2. United Nations Security Council Resolution 1973
http://www.guardian.co.uk/world/2011/mar/17/un-security-council-resolution
3. Сирийская оппозиция сбрасывает маски, показывая своё настоящее лицо терроризма
http://perevodika.ru/articles/21237.html
4. Кто вооружает банду под названием «Свободная сирийская армия»
http://www.fondsk.ru/news/2012/02/17/kto-vooruzhaet-bandu-svobodnaya-sirijskaya-armia.html
5. Запад развязал против Сирии террористическую войну.http://sana.sy/rus/326/2012/06/28/428232.html
6. Уже не междоусобица а война регионального масштаба
http://vpk-news.ru/articles/9010
7. Сирия эпицентр геополитического противоборства в ключевом регионе мира
http://www.warandpeace.ru/ru/analysis/view/71315/
Trong quá trình hóa giải cuộc khủng hoảng chính trị bùng phát ở Syria từ ngày 15-3-2011 tới nay đã hình thành 2 “chiến tuyến” khá rõ nét. Một bên là Mỹ và các nước NATO khác được một số nước ủng hộ trong nhóm “Những người bạn của Syria”. Bên kia là Nga và Trung Quốc cũng được một số nước đồng tình. Hai bên đều có những quan điểm khác biệt về nguyên tắc đối với cách thức hóa giải cuộc xung đột này.
Bên này, nhóm “Những người bạn của Syria” ngay từ đầu đòi Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi với lý do Chính quyền ở Damasus “đàn áp người dân”, “vi phạm nhân quyền” và chủ trương can thiệp quân sự vào Syria như từng làm ở Libya nhưng đã bị Nga và Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để bác bỏ một nghị quyết có thể tạo cơ sở pháp lý cho hành động đó.
Còn bên kia, Nga và Trung Quốc đi theo quan điểm: cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Syria là công việc nội bộ của nước này và cần phải để cho nhân dân Syria tự giải quyết việc ai là người xứng đáng đứng đầu Chính phủ ở Damascus chứ không phải theo sức ép từ bên ngoài. Do đó, Nga và Trung Quốc kiên quyết bác bỏ mọi dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc yêu cầu Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi và có thể mở đường cho một cuộc can thiệp quân sự từ bên ngoài vào tình hình quốc gia này. Theo quan điểm của Matxcơva và Bắc Kinh, một nghị quyết khách quan và đúng đắn của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cần phải yêu cầu tất cả các bên xung đột ở Syria chấm dứt việc sử dụng bạo lực, ngồi vào bàn đàm phán để tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột trên cơ sở tôn trọng những lợi ích căn bản của nhân dân Syria. Do quan điểm của hai bên quá khác biệt về nguyên tắc, nên xung đột bạo lực vẫn không ngừng gia tăng.
Ngày 23-2-2012, Liên hợp quốc và Liên đoàn các nước Arập (AL) đã quyết định bổ nhiệm cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan làm đặc phái viên chung của hai tổ chức này với sứ mệnh tìm lời giải cho cuộc khủng hoảng tại Syria. Thay mặt Liên hợp quốc và AL, ông Kofi Annan đã tiến hành các cuộc tiếp xúc và tư vấn với các bên liên quan ở cả trong và ngoài Syria nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng bạo lực và thúc đẩy hòa bình tại quốc gia Trung Đông này.
Sau khi tham vấn các bên xung đột ở Syria và nhiều nước có liên quan, ông Kofi Annan đã đưa ra đề xuất 6 điểm nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở nước này, trong đó có những nội dung then chốt là các bên xung đột ở Syria phải chấp nhận ngừng bắn dưới sự giám sát của Liên hợp quốc; rút quân và vũ khí hạng nặng ra khỏi các thành phố, nơi đang diễn ra các hoạt động chống đối của các lực lượng đối lập; ngừng giao tranh ít nhất 2 giờ mỗi ngày để các tổ chức có thể viện trợ nhân đạo và tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng; tiến hành đối thoại chính trị giữa chính phủ và phe đối lập. Trong đề xuất này, ông Kofi Annan không kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức.
Đề xuất 6 điểm của Đặc phái viên Kofi Annan được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó có Nga và Trung Quốc, nhất trí, ra tuyên bố ủng hộ và yêu cầu các bên xung đột ở Syria chấp nhận. Sở dĩ Nga và Trung Quốc ủng hộ đề xuất của ông Kofi Annan là do trong đó có một nội dung rất cơ bản trùng hợp với tinh thần nội dung dự thảo Nghị quyết về Syria do Nga đề xuất, được Trung Quốc ủng hộ và trình lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ngày 15-12-2012. Đó là, yêu cầu cả hai bên, nghĩa là cả lực lượng ủng hộ Chính phủ Syria và phe đối lập phải chấm dứt bạo lực. Tuy nhiên, dự thảo Nghị quyết do Nga và Trung Quốc đề xuất đã bị một số thành viên khác trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho là “không đủ cứng rắn” và vì thế đã không trở thành công cụ pháp lý để dàn xếp xung đột. Còn lần này, tuy Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra tuyên bố yêu cầu các bên chấm dứt bạo lực nhưng lại không có tính ràng buộc về pháp lý. Nhưng Nga và Trung Quốc ủng hộ đề xuất của Đặc phái viên Liên hợp quốc và AL Kofi Ananan vì cho rằng, đó là biện pháp khả dĩ nhất trong tình hình hiện nay nhằm chấm dứt tình hình đổ máu đang diễn ra ở Syria và dàn xếp xung đột bằng một giải pháp chính trị.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nhận định, đề xuất của ông Kofi Ananan là “cơ hội cuối cùng” đối với Syria để thoát khỏi khủng hoảng chính trị. Còn Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã chính thức chấp thuận kế hoạch hòa bình do ông Kofi Annan đề xuất. Trong một thông điệp gửi tới Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) tại Ấn Độ ngày 29-3-2012, Tổng thống Bashar al-Assad cho biết, Syria sẽ sớm khởi động một cuộc đối thoại dân tộc có sự tham gia của tất cả các phe phái tại nước này nhằm tìm cách lập lại ổn định và an ninh cho đất nước. Tuy nhiên, do đề xuất của ông Kofi Ananan cũng như Tuyên bố của Hội đồng Bảo an về tình hình Syria không có tính ràng buộc về pháp lý nên ngày 14-4-2012, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết 2042 đưa đoàn quan sát viên của Liên hợp quốc tới giám sát chế độ ngừng bắn, mở ra triển vọng mong manh dàn xếp cuộc xung đột ở Syria (1).
“Vỡ diễn cũ” trên “sân khấu mới”
Diễn biến tình hình Syria sau khi có Nghị quyết 2042 lặp lại gần như nguyên bản tình hình Libya sau khi có Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhắm đến mục đích "bất di bất dịch" là bằng mọi cách tiêu diệt Tổng thống Bashar al-Assad và chế độ cầm quyền của ông.
Nghiên cứu kỹ nội dung Nghị quyết 2042 hiện nay về Syria và Nghị quyết 1973 về Libya năm 2011, các chuyên gia phân tích chính trị thấy có một điểm trùng hợp cốt lõi là, hai bên xung đột chấp nhận ngừng bắn. Đây chính là “khe hở pháp lý” mà các lực lượng đối lập ở Libya trước đây cũng như ở Syria hiện nay khai thác triệt để nhằm thực hiện mục đích của họ là tiếp tục các hành động bạo lực quyết liệt hơn trong việc đánh bại các lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad.
Ở Libya, trong khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi tuyên bố chấp hành Nghị quyết 1973, nghĩa là ngừng bắn, thì lực lượng đối lập ở Libya không những không ngừng bắn mà còn tiếp tục các hoạt động quân sự ráo riết dưới sự hỗ trợ của hoạt động “thiết lập vùng cấm bay” từ phía NATO. Kết cục là một cuộc can thiệp quân sự trên quy mô lớn nhằm vào Libya dẫn tới cục diện tiêu diệt nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi (2).
“Vỡ diễn” tương tự đang được lặp lại gần như nguyên vẹn trên “sân khấu Syria”. Trong khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad bắt đầu thực hiện Nghị quyết 2042 ra lệnh rút quân và các vũ khí hạng nặng ra khỏi các thành phố và các khu vực mà trước đó họ đã đánh bật các lực lượng hồi giáo cực đoan và khủng bố, thì lực lượng đối lập lại tranh thủ thời cơ đó, ráo riết tiếp nhận thêm vũ khí hạng nặng do một số nước trong nhóm “Những người bạn của Syria" cung cấp, trong đó có vũ khí chống tăng, tên lửa phòng không vác vai, súng cối và nhiều loại vũ khí khác đạt tiêu chuẩn NATO. Họ vừa phối hợp với mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda” tái chiếm các thành phố và gây ra hàng loạt vụ khủng bố dã man nhất, vừa tố cáo các lực lượng của Chính phủ Syria “vi phạm Nghị quyết 2042 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”. Tình hình đó đã đưa Tổng thống Bashar al-Assad vào thế đứng giữa “hai làn đạn”: nếu không ra tay trấn áp lực lượng đối lập cực đoan thì rút cuộc sẽ bị đánh bại và bị tiêu diệt. Còn nếu ra tay trấn áp thì ngay lập tức bị cáo “tàn sát người dân vô tội”. Khi lực lượng của Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hạng nặng đáp trả quân khủng bố, các lực lượng đối lập ngay lập tức cáo buộc họ “dùng vũ khí tàn sát người dân”.
Theo các nhà phân tích, “vở diễn” mới trên “sân khấu” Syria có một điểm khác về hình thức nhưng có cùng bản chất. Đó là, nếu ở Libya, NATO mượn cớ thực hiện Nghị quyết 1973 về “thiết lập vùng cấm bay” để tiến hành can thiệp quân sự vào quốc gia này, thì tại Syria, “Những người bạn của Syria” đang tiến hành một cuộc can thiệp quân sự “qua tay người khác”, cũng mượn cớ thực hiện Nghị quyết 2042, bằng cách chi viện toàn diện về tiền bạc, vũ khí, nhân lực và tinh thần cho các lực lượng đối lập thực thi cuộc chiến tranh khủng bố trên quy mô lớn nhằm vào các lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad mà điển hình nhất là vụ khủng bố tàn bạo nhằm vào các quan chức cấp cao của Chính phủ Syria ngay giữa thủ đô Damasscus (3,4,5).
Vì thế, cố vấn của Tổng thống Bashar al-Assad, Buseyna Shaaban đã nhận xét: tham gia cùng với các lực lượng đối lập tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố hiện nay ở Syria, ngoài các tổ chức khủng bố quốc tế như “Al-Qaeda” còn có lực lượng của một số nước trong và bên ngoài thế giới Arập và vì thế cuộc chiến này đã không còn là nội chiến mà là cuộc chiến tranh khu vực (6).
Các lực lượng được “Những người bạn của Syria” sử dụng để tiến hành “cuộc chiến qua tay người khác” thay vì thực hiện chiến dịch can thiệp quân sự công khai như ở Libya là lực lượng khá mạnh. Hiện tại, số lượng chiến binh của các lực lượng đối lập đã lên tới 40.000 người, được tổ chức thành 17 lữ đoàn, trang bị hiện đại theo tiêu chuẩn NATO. Ngoài ra, trên lãnh thổ Syria còn có 260 đơn vị lực lượng đối lập có vũ trang, mỗi đơn vị có từ 1 đến 2 tiểu đoàn với quân số lên tới 1.500 người. Đầu tháng 7-2012, những đội quân này đã liên kết với nhau thành các cụm lực lượng cỡ lớn. Theo Hãng tin Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao của phương Tây tiết lộ, hiện có một thỏa thuận ngầm của một số nước phương Tây đưa các chiến binh Hồi giáo nước ngoài thâm nhập vào Syria để tiến hành cuộc thánh chiến chống chính phủ của Tổng thống Bashar Al Assad. Nguồn tin trên yêu cầu dấu tên và cho biết, nhiều chiến binh Hồi giáo đến Syria Tresnia, Yemen, Libya, Iraq, Afghanistan và Pakistan đang chiến đấu bên cạnh các lực lượng đối lập. Đây là nguyên nhân sâu xa khiến cho Nghị quyết 2042 không có hiệu lực và đẩy hàng nghìn người dân Syria phải chạy sang lánh nạn ở các nước láng giềng. Trong một cuộc trao đổi với phóng viên Hãng thông tấn ITAS-TASS, một chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ở London chia sẻ nhận định: "Syria chỉ là khúc dạo đầu cho một cuộc xung đột nóng với Iran. Hiện nay các nước phương Tây đang làm tất cả mọi việc để chuẩn bị giải “bài toán Iran” sau khi đã loại bỏ được Syria như là một đồng minh của Iran tại khu vực này" (7).
Do đó, có thể nói, nguyên nhân cơ bản khiến cho sứ mệnh tìm kiếm hòa bình cho Syria của Đặc phái viên của Liên hợp quốc và AL Kofi Annan thất bại là do các lực lượng đối lập ở Syria mượn cớ thực hiện Nghị quyết 2042 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố trên quy mô lớn nhằm tiêu diệt chế độ cầm quyền của Tổng thống Bashar al-Assad./.
--------------------------------------
Tài liệu tham khảo
1. United Nations Security Council Resolution 2042
http://daccess-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/N12/295/28/PDF/N1229528.pdf?OpenElement
2. United Nations Security Council Resolution 1973
http://www.guardian.co.uk/world/2011/mar/17/un-security-council-resolution
3. Сирийская оппозиция сбрасывает маски, показывая своё настоящее лицо терроризма
http://perevodika.ru/articles/21237.html
4. Кто вооружает банду под названием «Свободная сирийская армия»
http://www.fondsk.ru/news/2012/02/17/kto-vooruzhaet-bandu-svobodnaya-sirijskaya-armia.html
5. Запад развязал против Сирии террористическую войну.http://sana.sy/rus/326/2012/06/28/428232.html
6. Уже не междоусобица а война регионального масштаба
http://vpk-news.ru/articles/9010
7. Сирия эпицентр геополитического противоборства в ключевом регионе мира
http://www.warandpeace.ru/ru/analysis/view/71315/
Khởi công Trụ sở Nhà xuất bản - Phát hành sách Lào  (06/08/2012)
Trung Quốc sẽ điều chỉnh tích cực chính sách tiền tệ  (06/08/2012)
Bảo đảm an toàn giao thông đường thủy mùa mưa lũ  (06/08/2012)
Khai mạc Đại hội thanh niên quốc tế ngữ thế giới  (06/08/2012)
Trao đổi thương mại Việt Nam - Indonesia đạt 2,2 tỷ USD  (06/08/2012)
Việt Nam và Hàn Quốc chính thức đàm phán FTA  (06/08/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên