Trung Quốc sẽ điều chỉnh tích cực chính sách tiền tệ
17:59, ngày 06-08-2012
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa thông báo sẽ điều chỉnh tích cực chính sách tiền tệ trong sáu tháng cuối năm nay - một tín hiệu mà nhiều chuyên gia phân tích cho rằng sẽ có thêm tiền mặt được bơm vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
PBOC khẳng định các chính sách tín dụng sẽ được cải tiến để vực dậy đà tăng trưởng của nền kinh tế. Ngân hàng này cũng nhắc lại tầm quan trọng của một chính sách tiền tệ "hướng lên phía trước," tập trung và hiệu quả hơn để hỗ trợ nhịp độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và ổn định.
Thông báo của PBOC được đưa ra trong bối cảnh các chuyên gia phân tích dự báo Bắc Kinh sẽ tiếp tục hạ lãi suất và tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng, khi nhu cầu của thị trường nước ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc đang co hẹp lại và lạm phát có chiều hướng dịu xuống.
Lượng đơn đặt hàng từ châu Âu và các đối tác thương mại khác giảm khiến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc sa sút, kết hợp với khu vực bất động sản nguội bớt đã làm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này trong quý 2 năm nay chỉ tăng 7,6% - mức thấp nhất kể từ quý 1-2009.
Để đối phó với nhịp độ tăng trưởng giảm nhanh hơn dự kiến, PBOC đã hạ lãi suất cho vay và lãi suất huy động hai lần tính từ đầu năm tới nay. Đặc biệt từ tháng 12-2011 đến nay, PBOC đã ba lần hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.
Trong tháng Bảy vừa qua, các trung tâm chế tạo chủ chốt của châu Á phải chịu tình cảnh lượng đơn đặt hàng xuất khẩu yếu và sản lượng công nghiệp sụt giảm, khi bão nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã phủ mây đen tiêu cực lên toàn khu vực. Chỉ số quản lý sức mua (PMI) chính thức của Trung Quốc trong tháng Bảy vừa qua giảm từ mức 50,2 của tháng trước đó xuống 50,1 điểm - mức thấp nhất trong tám tháng qua.
Trong một thông tin có liên quan, theo điều tra của HSBC/Markit, hoạt động chế tạo tại Hàn Quốc trong bảy tháng qua hầu hết đều ở trong vùng âm, với PMI ở mức 47,2. Còn Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ ba châu Á - đang phải đối phó với một loạt vấn đề. Trong đó hạn hán có nguy cơ gây thiệt hại cho mùa màng và nhiều nhà máy phải ngừng hoạt động do thiếu điện trên diện rộng./.
Bảo đảm an toàn giao thông đường thủy mùa mưa lũ  (06/08/2012)
Khai mạc Đại hội thanh niên quốc tế ngữ thế giới  (06/08/2012)
Trao đổi thương mại Việt Nam - Indonesia đạt 2,2 tỷ USD  (06/08/2012)
Việt Nam và Hàn Quốc chính thức đàm phán FTA  (06/08/2012)
Võ Chí Công - Người con ưu tú của quê hương đất Quảng, Nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam  (06/08/2012)
Bốn mươi lăm năm Cộng đồng ASEAN và vai trò của Việt Nam  (06/08/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên