Mỹ sẽ đồn trú quân đội ở Ba Lan
13:55, ngày 01-08-2012
TCCSĐT - Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây ra thông báo cho biết, Mỹ và Ba Lan đã hoàn tất thoả thuận giữa chính phủ hai nước về việc quân đội Mỹ sẽ đồn trú tại Ba Lan kể từ mùa thu năm nay. Theo thỏa thuận này, khoảng 20 binh lính Mỹ sẽ được triển khai thường xuyên ở Ba Lan để làm nhiệm vụ bảo vệ và bảo trì số máy bay chiến đấu phản lực và vận tải quân sự được Mỹ đưa đến Ba Lan.
Số lượng binh lính Mỹ đồn trú ở Ba Lan tuy nhỏ, nhưng bản chất vụ việc lại rất đáng được chú ý về chính trị và tâm lý. Bởi thỏa thuận này mở đường cho binh lính Mỹ hiện diện ở những quốc gia thuộc Khối Vacsava trước đây, mà lại còn ngay sát nước Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak đã nói ra điều đó khi tuyên bố rằng: "Về phương diện số lượng binh lính Mỹ thì đây chỉ là bước tiến nhỏ. Nhưng nó có ý nghĩa quan trọng về chính trị và biểu tượng". Số binh lính Mỹ được triển khai đồn trú ở Ba Lan sẽ tăng lên khi Mỹ bắt đầu có những hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan, Séc và Rumani, dự kiến từ năm 2015 hoặc 2018.
Đối với cả Mỹ và Ba Lan, thoả thuận này chẳng khác gì một mũi tên bắn đi trúng nhiều đích. Kể từ khi gia nhập NATO, Ba Lan luôn cố gắng chứng tỏ là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở châu Âu, gây dựng quan hệ đặc biệt về mọi phương diện với Mỹ. Quan hệ với Mỹ được Ba Lan sử dụng làm đối trọng cho quan hệ của Ba Lan với Nga, để chứng minh và đối phó với những lo ngại của Ba Lan về nguy cơ đe dọa an ninh từ Nga. Ba Lan muốn tận dụng triệt để vị trí địa lý của thành viên NATO ở gần Nga. Cũng chính nhờ mức độ quan hệ gắn bó với Mỹ và quan hệ đầy vướng mắc với Nga mà Ban Lan được ứng cử viên tổng thống Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa Mitt Romney chọn làm điểm đến thăm trong chuyến đi nước ngoài vừa qua.
Mỹ coi Ba Lan là một mắt xích chiến lược quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đang được dự định xây dựng và triển khai ở châu Âu. Sự tham gia của Ba Lan vào kế hoạch này cũng như việc quân đội Mỹ đồn trú trên lãnh thổ Ba Lan còn giúp Mỹ dùng sự phân biệt mức độ quan hệ với những thành viên mới của NATO để gây áp lực chính trị tới những thành viên cũ của tổ chức này, qua đó có được con chủ bài mới cho cả quan hệ của Mỹ với các thành viên cũ của NATO và Nga.
Trước đây, Nga đã phản đối rất quyết liệt việc NATO kết nạp những thành viên của Khối Vacsava. Kế hoạch của Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở châu Âu, trong đó có việc triển khai thiết bị quân sự và đồn trú quân đội ở Ba Lan, Séc và Rumani vấp phải phản ứng còn quyết liệt hơn của Nga. Sau khi không ngăn cản được kế hoạch này của Mỹ và NATO, Nga đã quyết định trả đũa bằng triển khai những hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở biên giới phía tây.
Việc Mỹ đồn trú quân đội ở Ba Lan sẽ tạo tiền lệ cho Mỹ đồn trú quân đội cả ở những thành viên mới khác của NATO trong thời gian tới. Nó sẽ làm cho mối quan hệ của Ba Lan, Mỹ và NATO với Nga trở nên phức tạp và trắc trở hơn. Nó cũng còn tác động mạnh mẽ tới nội bộ NATO và là bước ngoặt mới trong quan hệ giữa Mỹ và Ba Lan./.
Đối với cả Mỹ và Ba Lan, thoả thuận này chẳng khác gì một mũi tên bắn đi trúng nhiều đích. Kể từ khi gia nhập NATO, Ba Lan luôn cố gắng chứng tỏ là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở châu Âu, gây dựng quan hệ đặc biệt về mọi phương diện với Mỹ. Quan hệ với Mỹ được Ba Lan sử dụng làm đối trọng cho quan hệ của Ba Lan với Nga, để chứng minh và đối phó với những lo ngại của Ba Lan về nguy cơ đe dọa an ninh từ Nga. Ba Lan muốn tận dụng triệt để vị trí địa lý của thành viên NATO ở gần Nga. Cũng chính nhờ mức độ quan hệ gắn bó với Mỹ và quan hệ đầy vướng mắc với Nga mà Ban Lan được ứng cử viên tổng thống Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa Mitt Romney chọn làm điểm đến thăm trong chuyến đi nước ngoài vừa qua.
Mỹ coi Ba Lan là một mắt xích chiến lược quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đang được dự định xây dựng và triển khai ở châu Âu. Sự tham gia của Ba Lan vào kế hoạch này cũng như việc quân đội Mỹ đồn trú trên lãnh thổ Ba Lan còn giúp Mỹ dùng sự phân biệt mức độ quan hệ với những thành viên mới của NATO để gây áp lực chính trị tới những thành viên cũ của tổ chức này, qua đó có được con chủ bài mới cho cả quan hệ của Mỹ với các thành viên cũ của NATO và Nga.
Trước đây, Nga đã phản đối rất quyết liệt việc NATO kết nạp những thành viên của Khối Vacsava. Kế hoạch của Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở châu Âu, trong đó có việc triển khai thiết bị quân sự và đồn trú quân đội ở Ba Lan, Séc và Rumani vấp phải phản ứng còn quyết liệt hơn của Nga. Sau khi không ngăn cản được kế hoạch này của Mỹ và NATO, Nga đã quyết định trả đũa bằng triển khai những hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở biên giới phía tây.
Việc Mỹ đồn trú quân đội ở Ba Lan sẽ tạo tiền lệ cho Mỹ đồn trú quân đội cả ở những thành viên mới khác của NATO trong thời gian tới. Nó sẽ làm cho mối quan hệ của Ba Lan, Mỹ và NATO với Nga trở nên phức tạp và trắc trở hơn. Nó cũng còn tác động mạnh mẽ tới nội bộ NATO và là bước ngoặt mới trong quan hệ giữa Mỹ và Ba Lan./.
Sứ quán Việt Nam ở Italy tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN  (01/08/2012)
"Tăng trưởng hợp lý, không gây bất ổn kinh tế vĩ mô"  (01/08/2012)
Tăng cường kiểm soát nhập gia cầm qua biên giới  (01/08/2012)
Thủ tướng Medvedev: Tình hình Syria là "cấp bách"  (01/08/2012)
Tổng thống Barack Obama cảnh báo kinh tế Mỹ tiếp tục khó khăn  (01/08/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên