Các tập đoàn công nghiệp mạnh của Đức "lao đao"
22:04, ngày 29-07-2012
Triển vọng u ám của kinh tế toàn cầu, trong đó phải kể đến cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), đang đè nặng lên hoạt động kinh doanh của một số tập đoàn công nghiệp hùng mạnh của Đức.
Tập đoàn công nghệ Siemens, một trong những công ty lớn nhất của Đức, cho biết trong quý II năm 2012 số đơn đặt hàng đã giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng thất vọng là số đơn đặt hàng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo giảm tới 66%, bất chấp những nỗ lực thúc đẩy mảng kinh doanh trong lĩnh vực này của Siemens.
Một doanh nghiệp "khổng lồ" khác của Đức, BASF, nhà sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới, cũng "kêu ca" rằng đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc đang ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của tập đoàn này.
Trong quý II năm 2012, lợi nhuận ròng của BASF chỉ đạt 1,23 tỷ euro (1,49 tỷ USD), giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Theo BASF, việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đã khiến doanh số bán hàng của tập đoàn này tại khu vực châu Á tiếp tục giảm sút trong quý II năm 2012.
Giám đốc điều hành BASF, Kurt Bock, nói: "Khách hàng của chúng tôi đang tỏ ra thận trọng, họ giảm lượng dự trữ cùng với đồn đoán giá nguyên liệu thô giảm sẽ khiến giá sản phẩm giảm theo."
Tập đoàn sản xuất đồ thể thao Puma cũng thông báo "tin xấu", khi tuyên bố tiến hành các biện pháp cắt giảm chi phí như đóng cửa một số cửa hàng và cắt giảm nhân công. Puma cho biết lợi nhuận ròng của tập đoàn đã giảm 29% ngay trước thềm Đại hội Olympic London. Puma đã hạ dự báo về tăng trưởng doanh số bán hàng trong cả năm từ mức cao xuống trung bình, đồng thời cảnh báo lợi nhuận có thể giảm đáng kể so với năm ngoái.
Trong khi đó, hãng chế tạo ôtô vào hàng lớn nhất châu Âu, Volkswagen, được coi là "điểm sáng" hiếm hoi, khi tuyên bố một số thông tin lạc quan về hoạt động kinh doanh.
Trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận ròng của Volkswagen đã tăng 36% và hãng này đã bán được 4,6 triệu xe trên toàn cầu. Volkswagen cho biết doanh thu của hãng đã tăng 23% lên 95,38 tỷ euro, trong khi lợi nhuận hoạt động tăng gần 7% lên 6,5 tỷ euro.
Trong một thông tin có liên quan, lòng tin tiêu dùng tại Đức vẫn giữ ở mức ổn định, bất chấp những lo ngại gia tăng rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ hứng chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone.
Viện nghiên cứu GfK cho biết chỉ số lòng tin tiêu dùng tại Đức trong tháng 8-2012 ở mức 5,9 điểm, tăng nhẹ so với mức 5,8 điểm trong tháng 7-2012./.
Giá dầu vẫn giảm nhẹ trong tuần dù đón các tin tốt  (29/07/2012)
Pháp-Đức quyết "làm tất cả" để bảo vệ Eurozone  (29/07/2012)
Báo Nhật: Căng thẳng Biển Đông đến hồi báo động  (29/07/2012)
Hungary mong đạt thỏa thuận cứu trợ với IMF, EU  (29/07/2012)
Tôn vinh 110 cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu toàn quốc  (28/07/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên