Các nước châu Á nỗ lực kiềm chế lạm phát
Ngân hàng trung ương của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á đang điều chỉnh tỷ giá để kiềm chế tình trạng lạm phát cao.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan quyết định tăng lãi suất thêm 0,5%, lên 3,5% ngày 16-7, nhằm nỗ lực kiềm chế mức lạm phát đã ở mức cao nhất trong 10 năm qua.
Thủ tướng Thái Lan Samak Sundaravej vừa tuyên bố các biện pháp kinh tế nhằm giảm bớt tác động của tình trạng lạm phát leo thang và hỗ trợ người dân. Ông Samak đã tiết lộ kế hoạch cả gói mang tính khích lệ trị giá 1,4 tỉ USD, gồm các đề xuất cắt giảm thuế đối với xăng và dầu diesel, bao cấp một phần giá điện cho các hộ gia đình.
Chính phủ Hàn Quốc cũng cho biết họ có thể đưa ra chính sách kiểm soát giá nhằm ngăn chặn lạm phát. Chính phủ nước này coi cuộc chiến chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu, với việc các bộ trưởng nhất trí gặp nhau hàng tuần để thảo luận chính sách sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng lên 5,5% hồi tháng 6 - mức cao nhất trong 10 năm qua.
Ngày 14-7, Ngân hàng Nhật Bản đã quyết định giữ nguyên lãi suất 0,5% bất chấp lạm phát lên tới 1,5% - mức cao nhất trong 15 năm qua. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Philippines cũng dự kiến điều chỉnh lãi suất để chống lạm phát ở mức 11,4%, mức kỷ lục trong 14 năm qua.
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) H. Kuroda đã coi giá lương thực và dầu lửa cao là nguy cơ lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế của khu vực này. Theo ông, nhiều nước đang đối mặt với "thế tiến thoái lưỡng nan" là kiềm chế lạm phát mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Theo Tổng Thư ký của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) Angel Gurría, suy thoái kinh tế sẽ kéo dài ít nhất đến cuối năm nay, với giá kim loại và lương thực có khả năng bắt đầu giảm xuống từ mức cao kỷ lục, song giá dầu trong khu vực vẫn duy trì ở mức 135-50 USD/thùng do "sự mất cân bằng cơ cấu"./.
Đến 31-12-2008, hoàn thành việc đăng ký thuế thu nhập cá nhân  (16/07/2008)
Việt Nam ủng hộ triển khai đầy đủ MINURCAT  (16/07/2008)
Sự ra đời của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Vê-nê-xu-ê-la  (16/07/2008)
Xử lý nghiêm, kiên quyết các hành vi xuất lậu xăng dầu  (16/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên