FED đồng ý cho Trung Quốc mua ngân hàng của Mỹ
Trong một chiều hướng phản ánh rõ mối quan hệ cộng sinh về lợi ích ngày càng chặt chẽ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, ngày 9-5-2012, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), với tư cách là ngân hàng trung ương, đã lần đầu tiên đồng ý cho phép một ngân hàng lớn của Trung Quốc mua lại một ngân hàng của Mỹ.
Theo quyết định vừa được FED phê duyệt, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) và 2 đối tác khác cũng của Trung Quốc được phép mua tới 80% cổ phần của Ngân hàng Đông Á của Mỹ (Bank of East Asia U.S.A.).
ICBC là ngân hàng lớn nhất Trung Quốc với tổng giá trị tài sản lên tới 2.500 tỷ USD, trong đó Chính phủ Trung Quốc nắm giữ 70,7%. Chính phủ Trung Quốc cũng nắm giữ tỷ lệ cổ phần tương tự tại 2 ngân hàng đối tác của ICBC. Ngân hàng Đông Á của Mỹ có trụ sở tại thành phố New York và hiện có 13 chi nhánh đang hoạt động tại hai bang New York và California.
Ngoài ra, quyết định của FED cũng cho phép Ngân hàng Trung Quốc được thành lập một chi nhánh tại thành phố Chicago thuộc bang Illinois và cho phép Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc được thiết lập một chi nhánh tại thành phố New York.
Đơn của ICBC xin mua lại Ngân hàng Đông Á của Mỹ và đơn xin mở các chi nhánh tại Mỹ của 2 ngân hàng nêu trên của Trung Quốc đã được nộp cho FED cách đây gần hai năm, nhưng mới được hai bên đồng thuận hồi tuần trước tại diễn đàn Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ ở Bắc Kinh với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao và tài chính hai nước.
Tại cuộc đối thoại, Trung Quốc đã đồng ý cho phép người nước ngoài, trong đó có các công ty của Mỹ, nắm giữ tỷ lệ cổ phần lớn hơn trong các công ty tài chính và chứng khoán của Trung Quốc. Cả Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner đều mô tả sự nhượng bộ này của Trung Quốc là "những bước tiến quan trọng" tạo cơ hội lớn hơn cho các công ty Mỹ./.
Ký kết Thông tư liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục, tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp  (10/05/2012)
500 thương hiệu hàng đầu sẽ dự Metalex Vietnam  (10/05/2012)
Lãnh đạo nhân quyền Guatemala nhận giải Niwano  (10/05/2012)
Công bố các sản phẩm lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào  (10/05/2012)
Việt Nam khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa  (10/05/2012)
EU sau bão táp chính trị  (10/05/2012)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển