Thế giới cần thúc đẩy cải thiện năng lực quản lý bền vững nguồn nước toàn cầu
Liên hợp quốc khảo sát 130 quốc gia về các nỗ lực cải thiện quản lý bền vững nguồn nước, trong đó tập trung vào các tiến bộ trong thực hiện các đường lối đã được quốc tế thoả thuận về quản lý và sử dụng nước. Nghiên cứu của Liên hợp quốc cho thấy hơn 80% số quốc gia được khảo sát đã cải tổ luật về nước trong vòng 2 thập kỷ qua, việc cải tổ này nhằm đối phó với sức ép ngày càng lớn về nguồn nước xuất phát từ sự gia tăng dân số, đô thị hóa tăng nhanh và biến đổi khí hậu. Các cải tổ này tác động lớn và tích cực đến phát triển bao gồm mở rộng tiếp cận nguồn nước sạch, sức khỏe con người và hiệu quả sử dụng nước trong nông nghiệp. Hơn 90% số quốc gia được khảo sát đã ghi nhận những tác động tích cực từ đường lối hòa nhập và thống nhất về quản lý nguồn nước sau khi được cải tổ.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đồng thời là Tổng Giám đốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Achim Steiner nhấn mạnh, do vai trò sống còn của nước trong an ninh lương thực, năng lượng và hỗ trợ các dịch vụ sinh thái giá trị cao, quản lý bền vững và sử dụng nước đã thúc đẩy tiến trình chuyển nền kinh tế hiện hành sang nền kinh tế xanh có hiệu quả sử dụng năng lượng cao, ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Cùng với việc nêu bật những thách thức, nghiên cứu của Liên hợp quốc cũng ghi nhận những thành công quan trọng của đường lối quản lý nguồn nước bền vững hơn. Thành công này đã đem lại những lợi ích cụ thể cho cộng đồng và môi trường. Trên cơ sở thành công này, các chính phủ sẽ có cơ hội thúc đẩy các đổi mới tại Hội nghị Rio+20, đồng thời với đường lối phát triển bền vững để có thể đáp ứng nhu cầu nước của dân số thế giới 9 tỉ người vào năm 2050 một cách bình đẳng. Nghiên cứu cũng ghi nhận những thay đổi môi trường quan trọng diễn ra từ năm 1992 đến nay và cách thức quản lý nguồn nước để đáp ứng các thách thức môi trường này.
Trong nghiên cứu, Liên hợp quốc đề xuất 3 mục tiêu về quản lý nguồn nước bền vững để thảo luận tại Rio+20. Một là, mỗi quốc gia cần phát triển các mục tiêu riêng, khung thời gian để chuẩn bị và thực hiện chương trình hành động, chiến lược tài trợ cho chương trình quản lý nguồn nước bền vững vào năm 2015. Hai là, vào năm 2015, cần thiết lập cơ chế thông tin toàn cầu về quản lý nguồn nước của các quốc gia nhằm bảo đảm chế độ thông tin nghiêm ngặt hơn về tiến bộ của quản lý nước bền vững và cải thiện cập nhật thông tin. Ba là, cần nỗ lực tăng mức tài trợ, cải thiện khuôn khổ thể chế quản lý nguồn nước quốc gia, đặc biệt tập trung vào các nước có chỉ số phát triển con người thấp./.
Nâng cao hiệu quả hoạt động hội đồng nhân dân  (09/05/2012)
Nga và nhiều nước trên thế giới tưng bừng kỷ niệm 67 năm chiến thắng phát xít (9-5-1945 - 9-5-2012)  (09/05/2012)
Hội thảo khoa học giáo dục Phật giáo Việt Nam: Định hướng và phát triển  (09/05/2012)
Ngày 16-5 phóng vệ tinh VINASAT- 2  (09/05/2012)
ILO kêu gọi các quốc gia phê chuẩn 8 công ước về tiêu chuẩn lao động  (09/05/2012)
Hy Lạp: Kết quả tổng tuyển cử phơi bày những thách thức mới đối với IMF  (09/05/2012)
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên không gian mạng ở nước ta hiện nay
- Chính sách đối ngoại của Pháp trong bối cảnh mới
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong ứng phó với biến đổi khí hậu
- Đảng bộ Quân khu 5 với phương hướng, giải pháp trọng tâm để tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ mới, tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Di cư lao động của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và đề xuất giải pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Liên hợp quốc và những đóng góp của Việt Nam -
Văn hóa - Xã hội
Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và nâng tầm văn hóa Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam