Hội thảo khoa học giáo dục Phật giáo Việt Nam: Định hướng và phát triển
Tại Hội thảo, các khách mời đã cùng chia sẻ các vấn đề quan tâm về giáo dục và giáo dục Phật giáo trong mối quan hệ với sự phát triển xã hội và Giáo hội, đào tạo nhân cách, định hướng nghề nghiệp, xây dựng tương lai của nhiều thế hệ. Những nguyên lý, triết lý giáo dục, giáo dục Phật giáo và giáo dục quốc dân, tính đặc thù của giáo dục Phật giáo cũng như những định hướng, mô hình và phương pháp giáo dục Phật giáo đã cùng được đề xuất tại Hội thảo.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó Ban Giáo dục tăng ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, giáo dục Phật giáo có muôn vàn pháp môn nhưng không ngòai mục tiêu là dạy làm người, xây dựng thế giới niết bàn ngay chính trên thế gian này. Sách vở nhà Phật có “Thiên kinh vạn quyển” nhưng không ngòai nội dung giáo dục đối với người học, thông qua giới – định – tuệ để tự thân tâm chuyển hóa trên con đường tự giác ngộ - giải thóat và thực hiện điều này ở ngay trong đời sống hiện thực hàng ngày.
Nhằm đáp ứng tiến trình củng cố, phát triển và hội nhập thế giới của ngành giáo dục Phật giáo Việt Nam, Giáo hội cần có bốn yếu tố nòng cốt, đó là nhân sự lãnh đạo, hệ thống tổ chức, phương tiện tài chính và mục đích giáo dục Phật giáo. Trước hết phải có các tôn đức tăng ni có đầy đủ tài đức, có khả năng làm giảng viên, giảng sư và đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo. Trên phương diện thống nhất giáo dục Phật giáo tòan quốc, Giáo hội cần hội đủ các cơ sở giáo dục từ tiểu học, trung học, cao đẳng tới đại học và sau đại học. Bên cạnh đó phải có giáo trình, giáo án, giáo khoa và giáo cụ thống nhất tòan quốc. Theo quan điểm Phật giáo, do nếp sống con người còn mê hoặc, hành động còn sai trái, nên chính con người đã gây ra hậu quả khổ đau. Bởi vậy, giáo dục Phật giáo nhằm chuyển hóa con người thành trí tuệ giác ngộ, hành động chân chính và đạt tới kết quả hạnh phúc an vui.
Kể từ buổi thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật, đến nay giáo dục Phật giáo đã có gần 2.600 năm lịch sử. Đức Phật là nhà giáo dục, là vị thầy đầu tiên của giáo dục Phật giáo. Trong quãng thời gian đó, dù thời đại lịch sử và không gian văn hóa của mỗi quốc gia, của mỗi dân tộc có khác nhau nhưng việc giáo dục, đào tạo và tuyển chọn tăng tài luôn được coi là Phật sự hàng đầu của Giáo hội Phật giáo.
Phật giáo có phát triển hay không, Giáo hội có được trang nghiêm hay không phần lớn phụ thuộc vào Phật sự trọng đại này. Lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng không ngoại lệ. Từ khi thành lập Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, giáo dục tăng ni luôn được coi là Phật sự trọng đại trong mọi hoạt động của Giáo hội. Ban Giáo dục tăng ni Trung ương đã định hướng và hỗ trợ phát triển giáo dục Phật giáo cho hàng chục ngàn tăng ni sinh tại 4 Học viện Phật giáo, 9 lớp Cao đẳng Phật học, 33 Trường Trung cấp Phật học và gần 100 lớp Sơ cấp Phật học trên tòan quốc. Hàng vạn tăng ni ra trường đã trở thành tu sĩ có trình độ Phật học và thế học vững vàng, đóng góp tích cực và có hiệu quả trong Phật sự hoằng pháp, góp phần phát triển đất nước và Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và tòan cầu hóa./.
Ngày 16-5 phóng vệ tinh VINASAT- 2  (09/05/2012)
ILO kêu gọi các quốc gia phê chuẩn 8 công ước về tiêu chuẩn lao động  (09/05/2012)
Hy Lạp: Kết quả tổng tuyển cử phơi bày những thách thức mới đối với IMF  (09/05/2012)
Văn phòng Chủ tịch nước công bố hai pháp lệnh  (09/05/2012)
Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ V  (09/05/2012)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển