Điều kiện mới để phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - EU
Theo Ủy viên De Gucht, quyết định này không chỉ thể hiện mong muốn trong việc phát triển quan hệ thương mại và cải thiện môi trường kinh doanh giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam, mà còn tạo cơ hội cho các nhà xuất nhập khẩu và người tiêu dùng, đóng góp cho sự phát triển của cả hai nền kinh tế.
Những lĩnh vực hai bên đã nhất trí trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới bao gồm: xóa bỏ thuế nhập khẩu cũng như các rào cản phi thuế quan và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ và cạnh tranh… Việt Nam sẽ là đối tác thứ ba của Liên minh châu Âu tại khu vực Đông Nam Á, sau Singapore và Malaysia trong việc đàm phán một hiệp định thương mại tự do.
Năm 2012, Việt Nam và EU đã có lịch sử hơn 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và gần 20 năm ngày ký Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam - EU. Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU đã đạt được những kết quả lớn.
Về hợp tác phát triển, các nước EU đã dành cho Việt Nam nhiều khoản viện trợ ODA, trong đó phần lớn là viện trợ không hoàn lại để thực hiện nhiều dự án quan trọng về y tế, công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch, hỗ trợ cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, văn hóa, giáo dục - đào tạo...
Ủy ban châu Âu (EC) cũng dành cho Việt Nam sự giúp đỡ rất có ý nghĩa, tập trung vào các lĩnh vực phát triển nông thôn, nhân đạo, trong đó có chương trình tái hòa nhập cho người Việt Nam di tản hồi hương. Ngoài ra EC còn hỗ trợ về bảo vệ môi trường, các tổ chức phi chính phủ, hỗ trợ các doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam.
Về quan hệ thương mại, EU là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu vào châu Âu (mà chủ yếu là EU) từ 5,621 tỉ USD năm 2005 lên 15,446 tỉ USD năm 2010, tăng gần 3 lần. Từ 2008 đến 2010 EU luôn chiếm khoảng 18% thị trường xuất khẩu Việt Nam. Về nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ châu Âu (mà phần lớn từ EU) cũng tăng liên tục từ 4,398 tỉ USD năm 2005 lên 8,39 tỉ USD năm 2010, tuy nhiên tỷ trọng thị phần hầu như không thay đổi. Việt Nam luôn xuất siêu vào EU. Tỷ trọng xuất siêu so với kim ngạch nhập khẩu là trên 80.
Về đầu tư trực tiếp, EU cũng là đối tác lớn của Việt Nam. Đến đầu tháng 3-2011, EU có 1.079 dự án đầu tư trực tiếp đang hoạt động tại Việt nam (chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến 14-3-2011) với tổng số vốn đăng ký là 16.158 tỉ USD, trong đó, lĩnh vực chế tạo có 433 dự án vốn 3,5 tỉ USD, các dự án còn lại phần lớn thuộc lĩnh vực dịch vụ. Rõ ràng đầu tư của EU vào Việt Nam không tương xứng với năng lực công nghệ, tài chính và sức mạnh của các doanh nghiệp EU.
Viện trợ từ EU tiếp tục được đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách chung của Việt Nam, như phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, y tế, hỗ trợ cải cách hành chính, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đây cũng là các mục tiêu chủ yếu trong chiến lược hợp tác với Việt Nam của EC nhằm góp phần giúp nền kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.
Thực tế vừa qua cho thấy vai trò "ngoại giao làm kinh tế" của ngành ngoại giao đã đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy buôn bán nói riêng và sự phát triển hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU nói chung.
Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, sự hợp tác giữa Việt Nam và EU ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. EU tài trợ cho chương trình "liên kết các trường đại học khoa học và kỹ thuật" do cơ quan đại học của khối các nước có sử dụng tiếng Pháp (AUF) tổ chức; dự án "hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo" với 3 hợp phần chính là hỗ trợ về thể chế, về quản lý và về sư phạm nhằm tăng cường hiệu quả của mô hình giảng dạy, trước hết là trong các trường tiểu ; hỗ trợ, tạo điều kiện cho hàng trăm sinh viên, nghiên cứu sinh và công nhân kỹ thuật... của Việt Nam sang học tập, nghiên cứu hoặc thực tập tại các trường đại học, học viện, các cơ sở công nghiệp tại các nước EU theo chương trình hợp tác ngắn hạn hoặc dài hạn giữa hai bên.
Quan hệ du lịch giữa Việt Nam và EU cũng có nhiều nét nổi bật thông qua những dự án hỗ trợ ngành du lịch Việt Nam, góp phần hấp dẫn một lượng khách châu Âu đáng kể vào du lịch và tìm hiểu thị trường. Đây cũng là một tiềm năng lớn nếu chúng ta biết khai thác sẽ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển các mối quan hệ hợp tác khác, trước hết là về chính trị, kinh tế, thương mại và đầu tư.
EC đã chính thức công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Sự công nhận này tạo thêm điều kiện thuận lợi trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU. Quan hệ Việt Nam với EU đã chuyển từ hình thái mang tính chất chính trị - ngoại giao là chủ yếu sang một hình thái hợp tác năng động, vừa song phương, vừa đa phương; từ tiếp nhận viện trợ là chủ yếu chuyển dần sang hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - kỹ thuật... trên cơ sở hai bên đều có lợi. Quan hệ hợp tác Việt Nam - EU lại có thêm điều kiện để phát triển khi sự hợp tác ASEAN - EU và hợp tác Á - Âu (ASEM) được quan tâm thúc đẩy./.
Tháng Thanh niên hành động vì cộng đồng  (01/04/2012)
Lễ giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức trang trọng tại nhiều địa phương  (31/03/2012)
Trọng thể Lễ dâng hương các Vua Hùng  (31/03/2012)
Campuchia-Trung Quốc tăng cường đối tác chiến lược  (31/03/2012)
Phản đối Trung Quốc đua thuyền buồm tới Hoàng Sa  (31/03/2012)
Khánh thành nhà hữu nghị quân đội Campuchia -Việt Nam  (31/03/2012)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam