Hội nghị đánh giá công tác củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng Tây Bắc
Hội nghị đánh giá công tác tăng cường cán bộ, củng cố hệ thống chính trị cơ sở và vận động quần chúng ở địa bàn trọng yếu, biên giới, vùng cao Tây Bắc thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Công tác tăng cường cán bộ xuống cơ sở đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Cấp ủy, chính quyền các cấp vùng Tây Bắc đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và đặc biệt chú trọng công tác củng cố hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn trọng yếu, biên giới, vùng cao của địa phương. Tổ chức bộ máy cơ sở Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được kiện toàn, củng cố. Công tác tổ chức, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ được quan tâm và đã có chuyển biến tích cực; công tác vận động quần chúng dần đi vào chiều sâu và hướng mạnh về cơ sở...
Hội nghị cũng xác định vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, nhất là về chất lượng đội ngũ cán bộ. Một số nơi do sự yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở, một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện quan liêu, xa dân, vi phạm chính sách dân tộc, tôn giáo, làm giảm lòng tin của đồng bào…
Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh cao những kết quả đạt được trong công tác tăng cường cán bộ, củng cố hệ thống chính trị cơ sở và vận động quần chúng ở địa bàn trọng yếu, biên giới, vùng cao Tây Bắc. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền cần củng cố hệ thống chính trị cơ sở, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy dân chủ; tiếp tục quan tâm đến công tác luân chuyển và tăng cường cán bộ xuống cơ sở, đặc biệt là cán bộ chủ chốt ở các xã biên giới, các xã trọng điểm về an ninh quốc phòng...
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp ủy, chính quyền cần xác định các địa bàn trọng yếu về an ninh trật tự, tăng cường các tổ, đội công tác bám sát và nắm tình hình để xử lý các vấn đề nảy sinh tại cơ sở; đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động quần chúng; tập trung giải quyết chỉ đạo thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở, tăng cường đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc, tạo sự đồng thuận trong xã hội, tích cực đấu tranh chống lại các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc. Phó Thủ tướng lưu ý các cấp ủy, chính quyền cần thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cư, tập trung vào những lĩnh vực thế mạnh của địa phương để người dân ổn định cuộc sống./.
Công điện về đối phó bão số 1  (30/03/2012)
Đồng chí Ngô Văn Dụ làm việc với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và khối doanh nghiệp Trung ương về thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW  (30/03/2012)
Khai mạc Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư năm 2012  (30/03/2012)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam