Nhà máy Đạm Ninh Bình đi vào hoạt động
00:09, ngày 30-03-2012
Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình với mức đầu tư trên 11.000 tỉ đồng (667 triệu USD), công suất thiết kế 560.000 tấn urê/năm, xây dựng tại Khu công nghiệp Khánh Phú (Ninh Bình). Sau hơn 3 năm thực hiện, dự kiến Nhà máy ra sản phẩm vào ngày 30-3-2012.
Ông Chu Văn Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình cho biết: Nhiệm vụ hiện tại trước mắt là tổ chức tiến hành chạy thử dây chuyền bảo đảm đúng tiến độ và đạt chất lượng. Đây là một dự án lớn của ngành Hóa chất Việt Nam với nhiều hạng mục, công trình đòi hỏi độ chính xác cao, lại do nhiều nhà thầu đảm nhiệm thi công, nên phương châm chung của Ban quản lý dự án là: Chạy thử từng công đoạn theo hình thức “cuốn chiếu”, dứt điểm từng hạng mục công trình dự án nhằm phát hiện các sai sót trong thi công, lắp đặt, lỗi kỹ thuật… kịp thời sữa chữa, thay thế, hiệu chỉnh.
Ban Quản lý dự án cũng cho biết: Ngay trong năm 2011, đã có nhiều công trình, hạng mục của dự án được chạy thử và đi vào hoạt động: Xưởng nhiệt điện hiện đã sản xuất được trên 11,5 triệu kwh điện, đạt các chỉ tiêu thiết kế và cân bằng với nhu cầu sử dụng. Xưởng nước đã chạy thử trạm xử lý nước đầu nguồn, hệ thống nước công nghiệp, nước tuần hoàn, nước khử khoáng; hệ thống xử lý nước thải. Xưởng than đã chính thức chạy vận hành và đưa than vào kho phục vụ chạy thử lò hơi; hệ thống nghiền đá vôi cũng đã chạy thử xong đơn động. Hạng mục phân ly không khí: Chạy thử hệ thống nén khí; thổi rửa xong toàn bộ hệ thống đường ống trung, cao áp; hiệu chỉnh máy nén khí; chạy thử hệ thống Nitơ dự phòng; chạy thử và hiệu chỉnh hệ thống làm lạnh sơ bộ. Hạng mục khí hóa: Hoàn thành thổi quét các đường ống nước, hơi nước, khí Nitơ; tinh chế khí hoàn thành đầu tháng 3-2012; tổng hợp NH3 hoàn thành cuối tháng 3-2012; tổng hợp Urê vào ngày 25-3-2012…
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đạm Ninh Bình được thành lập từ tháng 11-2011 với số vốn điều lệ là 2.500 tỉ đồng với hơn 1.000 cán bộ, công nhân. Mới đây, Công ty đã mở hội nghị khách hàng lần đầu tiên và đưa ra một số định hướng lớn về công tác phát triển thị trường; chính sách giá cả; chính sách phân phối; công tác truyền thông, tiếp thị, quảng cáo… cùng những cơ chế ban đầu về bán hàng, quản lý hàng, giao nhận hàng, vùng bán hàng, quản lý giá…
Cũng theo ông Chu Văn Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý Dự án và là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty thì: Mục tiêu ngắn hạn của Công ty là ổn định tổ chức, làm chủ công nghệ, vận hành tốt máy móc thiết bị, áp dụng công tác quản lý hiện đại, chuyên nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và từng bước khẳng định thương hiệu Đạm Ninh Bình ở thị trường trong nước. Mục tiêu dài hạn là: Trong sản xuất phát huy hết công suất, thiết bị máy móc; mở rộng và đa dạng hóa những sản phẩm phân bón và hóa chất có lợi thế cạnh tranh trên thị trường…, tạo nên sự khác biệt với các sản phẩm cùng loại. Phối hợp liên kết với các nhà khoa học nông nghiệp, kỹ sư, các nhà quản lý, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh phân bón… triển khai thực hiện các mục tiêu đề ra trong việc đưa sản phẩm đến với người nông dân. Coi trọng phát huy nội lực, khuyến khích mọi cá nhân phát triển thị trường, quan tâm thu hút, giữ nhân viên giỏi, nắm vững được công nghệ, thiết bị máy móc và coi đây là động lực quyết định sự thành công của công ty. Thông điệp mà Nhà máy và Công ty muốn gửi tới mọi nhà là “ Đạm Ninh Bình-Mang niềm vui mới”.
Dự kiến, Nhà máy Đạm Ninh Bình sẽ chính thức đi vào sản xuất thương mại và cho ra tấn sản phẩm đầu tiên vào ngày 30-3-2012. Đó là một sự kiện lớn không chỉ đối với chủ đầu tư, các nhà thầu, cán bộ, công nhân thi công trên công trình mà còn là niềm vui và hy vọng của hàng vạn nông dân ở các tỉnh phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Niềm vui còn được nhân lên gấp bội khi được biết tỉnh Ninh Bình lấy dự án xây dựng Nhà máy Đạm là một công trình trọng điểm của tỉnh và Nhà máy được khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh và 5 năm thành lập thành phố Ninh Bình.
Theo tính toán, sản lượng Urê năm thứ nhất khoảng 200.000 tấn và các năm tiếp theo tăng dần lên gần 600.000 tấn/năm (công suất thiết kế) sẽ đáp ứng thêm khoảng 25% nhu cầu về phân đạm cho ngành nông nghiệp của cả nước và thay thế lượng đạm mà nước ta đang phải nhập khẩu.
Như vậy, ngành nông nghiệp nước nhà mỗi năm sẽ tiết kiệm được khoảng 92,4 triệu USD dùng để nhập khẩu phân bón Urê từ nước ngoài, giúp cho ngành nông nghiệp chủ động trong việc cung ứng loại vật tư này cho sản xuất, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng xấu do biến động của giá phân bón thế giới đối với sản xuất nông nghiệp nước nhà.
Xây dựng Nhà máy Đạm Ninh Bình còn là một giải pháp để sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu than sẵn có ở Việt Nam, nhằm tạo ra nguồn phân bón Urê cung cấp cho sản xuất nông nghiệp của các tỉnh phía Bắc, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia./.
Khẩn trương hoàn thành các mốc quốc giới Việt Nam - Lào  (29/03/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao quyết định Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài  (29/03/2012)
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ dự Hội nghị hướng tới TPP  (29/03/2012)
Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 8  (29/03/2012)
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Nhận diện một số tiêu chí cơ bản của xã hội văn minh ở Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm