Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ tư năm 2012
TCCSĐT - Ngày 29-3-2012, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma và Thủ tướng nước chủ nhà Ấn Độ Manmohan Singh đã gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ tư được tổ chức tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ) để thảo luận việc thiết lập một ngân hàng phát triển chung, tạo quỹ đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển.
Các nước BRICS - nhóm các quốc gia có tổng sản phẩm quốc nội tính theo đồng đẳng về khả năng mua của đồng nội tệ là gần 25% so với thế giới, số dân chiếm gần 45% dân số toàn cầu, lãnh thổ chiếm 30% đất liền, trong bối cảnh tài chính – kinh tế và chính trị thế giới đang diễn ra phức tạp, Hội nghị lần này trở thành một trong những sự kiện trung tâm của đời sống quốc tế năm 2012.
Theo chương trình nghị sự của Hội nghị, nhóm BRICS sẽ thảo luận hai nhóm vấn đề:
Một là, tình hình kinh tế thế giới và quá trình thực thi Hiệp định khung về sự phát triển bền vững và cân bằng, cải cách các định chế điều khiển toàn cầu, hòa bình và an ninh ở mức toàn cầu.
Hai là, Liên minh BRICS và sự phát triển bền vững, trong đó bao gồm các vấn đề về thành lập Ngân hàng Phát triển Nam - Nam dưới sự lãnh đạo của Liên minh BRICS theo mô hình của Ngân hàng Thế giới (WB), việc chuẩn bị nội dung cho các hội nghị của Liên hợp quốc về phát triển bền vững và sinh học sẽ diễn ra muộn hơn trong năm nay ở Brazil và Ấn Độ, cũng như quá trình thực thi các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, tương lai của vòng đàm phán Doha trong khuôn khổ của WTO, tình hình an ninh trong lĩnh vực an ninh năng lượng toàn cầu...
Theo đánh giá của các thành viên trong nhóm BRICS, tới năm 2030 nhu cầu về nguồn năng lượng trên thế giới sẽ tăng hơn 1,5 lần, trong khi nguồn trữ lượng lại đang bị hạn chế. Theo nhóm BRICS, các nước cần tính toán lại nhu cầu đầu tư quy mô vào tất cả các khâu của chuỗi năng lượng tránh để tình trạng 80% nhu cầu sử dụng năng lượng của người dân sẽ được thỏa mãn nhờ nhiên liệu khoáng sản mà trữ lượng của nó bị hạn chế. Tất cả những yếu tố này cũng tác động lên tương lai bảo đảm an ninh năng lượng của các nước. Trong bối cảnh này, các nước thành viên trong nhóm BRICS hoan nghênh đề xuất của Ấn Độ về việc thành lập Diễn đàn Năng lượng Liên minh BRICS.
Nhóm BRICS cũng hy vọng, tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ tư, các nước sẽ thông qua những quyết định có tác động thúc đẩy tích cực rõ ràng đến sự phát triển tình hình tài chính - kinh tế và chính trị thế giới, củng cố quan điểm của Liên minh BRICS trên thế giới cũng như thúc đẩy sự phối hợp hành động của nhóm trong một loạt các phương hướng.
Tiếp sau Hội nghị thượng đỉnh của nhóm BRICS lần thứ 4 này, Hội nghị thượng đỉnh "Nhóm G20" tại Los-Cabos sẽ diễn ra hai ngày 18 và 19-6-2012, các nước trong nhóm BRICS rất quan tâm đến việc phân tích tình hình kinh tế và tài chính thế giới cũng như trong việc phối hợp các quan điểm của những nước tham gia Liên minh BRICS trước thềm Hội nghị G20. Vì thế, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư này, nhóm BRICS cho rằng, họ sẽ tiếp tục thảo luận vấn đề đã bắt đầu tại cuộc gặp của các nguyên thủ tại Cannes về quy mô và điều kiện tham gia có thể của các quốc gia Liên minh BRICS để bổ sung cho các nguồn tài chính của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Các nước hy vọng, trong thời gian tới việc cải cách sẽ bước sang giai đoạn rất quan trọng liên quan đến việc xem xét lai công thức tính toán hạn ngạch. Quá trình này dự định sẽ được hoàn thiện vào tháng 1-2013 và đến tháng 1-2014, nhóm có thể xem xét chung thường kỳ các hạn ngạch.
Theo đánh giá của dư luận, Hội nghị thượng đỉnh tại New Delhi được cho là sẽ tạo ra xung lượng cho công việc của "Nhóm 5" nhằm ủng hộ các mục tiêu của nhóm trong kế hoạch cải cách Quỹ Tiền tệ quốc tế – tăng thị phần "các nền kinh tế mới" vào vốn cổ phần của Quỹ, củng cố quan điểm cán bộ trong hàng ngũ lãnh đạo Quỹ, hiệu chỉnh các ưu tiên địa chính trị của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Các bên trông đợi, ngoài những nội dung chính trong chương trình nghị sự, bên lề hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ngân hàng phát triển của các nước Liên minh BRICS sẽ ký Tổng hiệp định về cung cấp tín dụng bằng đồng nội tệ trong khuôn khổ cơ cấu hợp tác liên ngân hàng của các quốc gia thành viên Liên minh BRICS và Hiệp định đa phương về xác nhận tín phiếu. Chúng được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao vai trò của đồng nội tệ trong việc thanh toán giữa các nước Liên minh BRICS.
Qua Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ tư, quyết định của các nguyên thủ sẽ được cụ thể hóa trong hoạt động của hàng chục khuôn khổ hợp tác, trong đó có những cuộc gặp của các đại diện cao cấp phụ trách các vấn đề an ninh quốc gia, các cuộc gặp của các bộ trưởng ngoại giao, tài chính, thương mại, y tế, nông nghiệp. Dự kiến, danh sách khuôn khổ cấp bộ sau hội nghị thượng đỉnh tại New Delhi sẽ còn được mở rộng cho các nhóm công tác về y tế, khoa học và kỹ thuật, dược phẩm, thương mại quốc tế...
Hội nghị lần này diễn ra trong lúc tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biến động. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế, tổng sản phẩm quốc nội thế giới trong năm 2012 sẽ là 3,3% (thấp hơn mức 3,8% năm 2011). Trong đó, ở khu vực châu Âu tổng sản phẩm quốc nội dự tính giảm đến 0,5% (năm 2011 tăng 1,6%); Mỹ tăng 1,8% (năm 2011 – 1,8%). Phần lớn các nước Liên minh BRICS nhịp độ tăng trưởng bị hạ thấp đôi chút, song so với các nước phát triển sẽ vẫn giữ được sự vượt trội. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế, mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Nga trong năm 2012 là 3,3%, Trung Quốc là 8,2%, Ấn Độ là 7%, Nam Mỹ là 2,5% và Brazil là 3% trong khi mức tăng cùng kỳ năm ngoái của các nước này đạt là 4,1%, 9,2%, 7,4%, 3,1% và 2,9%.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của nhóm, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại nước chủ nhà Anand Sharma đánh giá với lợi thế chiếm gần 45% dân số thế giới, tiềm năng tăng trưởng thương mại và đầu tư nội khối của BRICS là rất lớn, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn hiện nay. Theo ông Sharma, BRICS cần phối hợp hành động để phát huy tối đa các lợi thế của mình. Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Brazil Fernando Pimentel chia sẻ quan điểm cho rằng, thế giới cần có một công cụ tài chính đủ mạnh nhằm tạo ra nhiều cơ hội thương mại, cũng như có thêm một bước tiến lớn trong việc hỗ trợ Liên minh châu Âu (EU) vượt qua khủng hoảng tài chính của châu lục.
Các bộ trưởng thương mại Trung Quốc, Nga cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu lây lan trước khi nó trở nên tồi tệ hơn, cùng chia sẻ quan điểm rằng thế giới cần chặn đứng những nguy cơ đang tích tụ và cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn. Các thành viên BRICS cũng bày tỏ quan ngại về tác động của giá dầu thô có xu hướng tăng mạnh trong bối cảnh Mỹ và EU áp đặt lệnh cấm vận đối với Iran. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cho rằng, giá dầu thô tăng đã ảnh hưởng đến tất cả các nước và vấn đề Iran đã trở thành vấn đề của tất cả các nước./.
Luật hóa chức năng giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc  (29/03/2012)
Việt Nam và Hàn Quốc ra thông cáo báo chí chung  (29/03/2012)
Việt Nam tiếp tục tăng đầu tư vào Campuchia  (29/03/2012)
Thông cáo phiên họp thứ 6 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII  (29/03/2012)
Bế mạc phiên họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (29/03/2012)
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Nhận diện một số tiêu chí cơ bản của xã hội văn minh ở Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm