Tây Nguyên cần huy động mọi nguồn lực để phát triển
21:16, ngày 17-03-2012
Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Gia Lai, ngày 17-3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Gia Lai về tình hình thực hiện kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn năm 2011.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng khi đến thăm và làm việc đúng ngày kỷ niệm 37 năm giải phóng Gia Lai.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương những kết quả đạt được của Gia Lai trong tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tán thành những định hướng chiến lược phát triển lớn của tỉnh, Chủ tịch nước cho rằng, Gia Lai có tiềm năng lớn về đất đai, rừng, nguồn lực lao động. Địa phương cần quan tâm tính toán rà soát để khai thác hiệu quả những diện tích đất sử dụng còn chưa hiệu quả; bố trí cơ cấy cây trồng đạt năng suất cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật giúp người dân phát triển sản xuất.
Chủ tịch nước nêu rõ, đời sống kinh tế xã hội của Tây Nguyên đã có chuyển biến rõ rệt, từng bước trở thành vùng kinh tế động lực. Gia Lai nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung cần phát huy tiềm năng lợi thế, huy động mọi nguồn lực, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thành công nhiệm vụ kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.
Chủ tịch nước đánh giá cao Đảng bộ Gia Lai, ngay đại hội Đảng bộ các cấp, qua bầu cử hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, đã củng cố kiện toàn hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cơ sở; phân công các đơn vị theo phương châm “tỉnh nắm xã, huyện nắm làng, xã nắm từng hộ dân”; quan tâm đến công tác tạo nguồn phát triển đảng. Chủ tịch nước đề nghị tỉnh nâng cao công tác đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp xã buôn làng; đề xuất giải pháp quy hoạch, đào tạo sử dụng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số.
Gia Lai là tỉnh biên giới nằm trong khu vực Tây Nguyên với diện tích tự nhiên là hơn 15.500km2, dân số 1,32 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 44,3% chủ yếu là đồng bào Jrai và Bana.
Triển khai thực hiện Nghị quyết 02, Nghị quyết số 11 của Chính phủ trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tỉnh Gia Lai đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh năm 2011 đạt 13%, cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng công nghiệp dịch vụ; đã hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp gắn với xây dựng các nhà máy chế biến. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Gia Lai những năm qua bước đầu được triển khai hiệu quả với 185/185 xã hoàn thành việc rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn theo bộ tiêu chí nông thôn mới.
Với đặc thù tỉnh có số đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh đã tập trung thực hiện tốt các chế độ, bảo đảm đời sống cho người dân. Đến cuối năm 2011, có 96% hộ gia đình có nhà ở riêng, 99% hộ sử dụng điện lưới quốc gia thắp sáng, 80% dân số sử dụng thẻ bảo hiểm trong khám chữa bệnh. Việc quản lý sử dụng đất đai được tỉnh thực hiện đúng quy hoạch; trình tự thủ tục giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng đảm bảo công khai minh bạch, chú trọng quan tâm giải quyết đất sản xuất cho dân. Thực hiện chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tỉnh Gia Lai đã quan tâm và tăng cường mối quan hệ với các tỉnh Đông Bắc Campuchia và tỉnh Attapư (Lào).
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các ban ngành tỉnh đã kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, bảo đảm chất lượng nhà và phù hợp với tập quán đồng bào; xem xét một số tiêu chí nông thôn mới phù hợp với thực tiễn tình hình địa phương; nâng cấp các tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng, đang làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông và đời sống người dân.
Cùng ngày, Chủ tịch nước đã thăm và làm việc tại xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lắck, nghe lãnh đạo xã báo cáo về tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Với dân số 2.067 hộ, trong đó 98% là dân tộc Êđê, xã Ea Tul đang phối hợp các doanh nghiệp, cơ quan chức năng, triển khai chương trình càphê bền vững.
Hiện đã có 1485 hộ dân trong xã tham gia vào 24 tổ sản xuất càphê với diện tích 2.079 ha. Nhờ tăng cường công tác khuyến nông, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, năng suất càphê tại các hộ ứng dụng chương trình cà phê bền vững được nâng lên, đạt 2,5 tấn/ha.
Bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu đã đề nghị lãnh đạo Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, điện, giao thông nông thôn, đường nội đồng, đồng thời trợ giúp về giống cây trồng, ưu đãi vốn, cho nông dân.
Đánh giá cao mô hình kết hợp giữa nhà nông và doanh nghiệp trong việc nâng cao sản lượng cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật, mang lại nguồn lợi cho cả hai bên, Chủ tịch nước căn dặn chính quyền, doanh nghiệp tiếp tục điều kiện, hỗ trợ người dân xã xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống sinh hoạt.
Chủ tịch nước đã đến thăm Công ty cà phê Trung nguyên - doanh nghiệp đã tham gia thực hiện dự án “Mô hình cụm cà phê quốc gia và mô hình nông thôn mới tích hợp liên hoàn.” Tại đây, Chủ tịch nước đã nghe lãnh đạo đơn vị, các chuyên gia trong nước và nước ngoài báo cáo về những ưu điểm của dự án, đặc biệt là những mặt tích cực trong việc cải thiện môi trường, chất lượng sống, nâng cao dân trí, điều kiện sinh hoạt cho người dân tại xã Eatul.
Chủ tịch nước cũng đoàn công tác đã thăm mô hình “tưới cây nhỏ giọt theo công nghệ” theo công nghệ Israel tại hộ gia đình ông Ama Chương, buôn Kô Tam, xã Eu Tu, thành phố Buôn Ma Thuột. Với diện tích 5000m2, vườn càphê của gia đình ông được áp dụng công nghệ chăm sóc mới. Sau 2 năm triển khai, năng suất cà phê tăng gấp rưỡi về sản lượng. Cùng với các hộ nông dân khác ở xã Ea tul, sản phẩm cà phê của gia đình ông Ama Chương được doanh nghiệp bao tiêu, thu nhập thêm từ 70 triệu đồng mỗi năm, sau khi tham gia dự án.
Làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Chủ tịch nước nghe lãnh đạo Ban Chỉ đạo báo cáo về vấn đề đất đai, rừng, và chính sách lâm nghiệp; tình hình sản xuất, đời sống của đồng bào dân tộc, đầu tư phát triển giao thông; hợp tác kinh tế thương mại với Lào, Campuchia; bảo đảm an ninh nông thôn giữ vững ổn định chính trị; xây dựng cơ sở đảng vùng dân tộc thiểu số.
Chủ tịch nước cho rằng những năm gần đây, hơn một nửa số buôn làng ở Tây Nguyên từ nghèo đói đã vươn lên khá, trung bình. Nhiều nơi đã định hình được các mô hình trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, hạ tầng, tập quán. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất đời sống của vùng dân tộc thiểu số còn rất khó khăn. Công tác giảm nghèo nhiều nơi chưa bền vững.
Chủ tịch nước nhấn mạnh hai nhiệm vụ cần chú trọng thực hiện của đảng bộ, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên là thực hiện chính sách về đất đai và chú trọng kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở. Theo đó, các địa phương cần nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách về lâm nghiệp trong giai đoạn mới; giảm số thôn buôn chưa có chi bộ Đảng, đồng thời nâng cao chất lượng xây dựng Đảng tại cơ sở; huy động nguồn lực cần thiết, đủ mạnh để xây dựng hạ tầng nông thôn mới./.
Giải phóng tiềm năng nông dân vì an ninh lương thực  (17/03/2012)
Việt Nam và Đức đẩy mạnh hợp tác về quốc phòng  (17/03/2012)
WTO kêu gọi tăng cường quá trình quản trị toàn cầu  (17/03/2012)
Việt Nam muốn tăng cường hợp tác đa lĩnh vực với Andorra  (17/03/2012)
"Việt Nam đạt nhiều thành tựu phát triển bền vững"  (17/03/2012)
Triều Tiên sẽ mời chuyên gia nước ngoài giám sát  (17/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển