Giải phóng tiềm năng nông dân vì an ninh lương thực
21:10, ngày 17-03-2012
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 16-3, trong thông điệp gửi Hội nghị cấp cao về an ninh dinh dưỡng, lương thực và nông nghiệp bền vững diễn ra tại New York, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon kêu gọi các nước tìm cách giải phóng tiềm năng to lớn của nông dân, đặc biệt là phụ nữ, để tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nêu rõ nông dân và những người sản xuất lương thực, chủ yếu là phụ nữ, có tiềm năng khổng lồ để bảo đảm an ninh dinh dưỡng và lương thực cho cả thế giới.
Để tiềm năng của mỗi hộ gia đình được huy động tối đa, các thị trường cần được phát triển công bằng, phụ nữ và trẻ em cần dinh dưỡng tốt hơn để khắc phục hiện trạng phát triển còi cọc hiện đang tác động đến 200 triệu trẻ em trên toàn cầu cũng như những người nghèo nhất cũng cần được biết họ có thể được xã hội bảo vệ để thoát khỏi đói nghèo.
Để mọi người đều được hưởng quyền có lương thực, các nước cần thay đổi cách tiếp cận hiện hành đối với an ninh lương thực để giải phóng tiềm năng của hàng triệu nông dân và những người sản xuất lương thực trên thế giới.
Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh nhu cầu khuyến khích sản xuất lương thực nhiều dinh dưỡng , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và thừa nhận liên kết quan trọng giữa lương thực, nước và năng lượng.
Trong bối cảnh thời tiết ngày càng khó dự báo hiện nay, nông nghiệp cần có sức bật lớn hơn và thích ứng hiệu quả hơn với thời tiết, tránh lãng phí lương thực, coi trọng lợi ích của tài nguyên thiên nhiên trong tính toán giá trị của lương thực, bảo đảm phụ nữ và nông dân sản xuất nhỏ và các nhà sản xuất lương thực đều được tham gia vào quá trình hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp.
Chỉ như vậy, các chính phủ, nông dân, các nhà kinh doanh và người tiêu dùng lương thực mới lựa chọn các giải pháp bền vững hơn cho an ninh lương thực.
Nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực đạt được hiệu quả tốt nhất chỉ khi người tiêu dùng và người sản xuất lương thực, khu vực công và tư nhân đồng thuận trên các nguyên tắc này và xây dựng quan hệ đối tác cùng hợp tác./.
Việt Nam và Đức đẩy mạnh hợp tác về quốc phòng  (17/03/2012)
WTO kêu gọi tăng cường quá trình quản trị toàn cầu  (17/03/2012)
Việt Nam muốn tăng cường hợp tác đa lĩnh vực với Andorra  (17/03/2012)
"Việt Nam đạt nhiều thành tựu phát triển bền vững"  (17/03/2012)
Triều Tiên sẽ mời chuyên gia nước ngoài giám sát  (17/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển