Thị trấn Thiên Tôn đang từng bước trở thành một đô thị văn minh, hiện đại
Đồng chí Phạm Minh Thông, Bí thư Đảng ủy thị trấn nhớ lại: Năm 2004 khi cùng đội ngũ cán bộ, đảng viên từ một số xã lân cận về công tác tại thị trấn, lúc bấy giờ việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức còn hết sức khó khăn, trụ sở làm việc chưa có, phải làm việc nhờ nhà dân. Hệ thống trường học cũng chưa hoàn thiện, chỉ có duy nhất trường THCS được tiếp nhận từ trường Năng khiếu của huyện nhưng cơ sở vật chất đã xuống cấp, còn lại trường mầm non và trường tiểu học chưa có.
Đặc biệt, tuy là thị trấn - đô thị trung tâm của huyện nhưng hạ tầng cơ sở như đường, vỉa hè, các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân đều chưa hình thành. Sau khi kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ từ thị trấn cho đến các phố, cấp ủy Đảng, chính quyền thị trấn đã thống nhất phải đoàn kết, tập trung thu hút mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ thuận lợi nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Thuận lợi của thị trấn nằm gần Quốc lộ 1A, giao thông đi lại thuận tiện, là điều kiện để thúc đẩy công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Từ nguồn thu này, thị trấn có nhiều điều kiện để hoàn thiện các công trình phục vụ dân sinh.
Năm 2005 là công trình trụ sở làm việc của UBND thị trấn và khuôn viên Nhà văn hóa trị giá 6 tỷ đồng, 8 tỷ đồng xây dựng các phòng học, phòng bộ môn cao tầng của trường THCS theo hướng đạt chuẩn Quốc gia. Hiện nay, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng đang được xây dựng là trường trọng điểm chất lượng cao của huyện. Đối với trường Tiểu học, từ năm 2006 đến nay được đầu tư xây dựng với nguồn kinh phí khoảng 20 tỷ đồng, đến nay đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, hiện đại đã thúc đẩy phong trào dạy và học trong các nhà trường, đưa chất lượng giáo dục ở thị trấn những năm qua có nhiều bước tiến mới.
Trong những năm qua, bộ mặt của thị trấn trẻ cũng có nhiều đổi thay tích cực. Từ nguồn đấu giá đất và phát huy hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", thị trấn đã từng bước hoàn thiện các công trình: Nghĩa trang nhân dân, sân vận động, hệ thống nước sạch, nhà văn hóa phố... Mỗi công trình được hình thành đều có sự giám sát, kiểm tra của nhân dân từ quá trình thi công cho đến khi hoàn thiện công trình. Từ khi thành lập đến nay, thị trấn đã đầu tư khoảng 50 tỷ đồng để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Cùng với sự hoàn thiện về kết cấu hạ tầng, thị trấn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị để hướng người dân cùng tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đảng ủy thị trấn đã có nghị quyết chuyên đề về xây dựng nếp sống văn minh đô thị và duy trì hiệu quả công tác quản lý đô thị.
Thị trấn đã phát động phong trào "Toàn dân tham gia đảm bảo an toàn giao thông", xây dựng các tổ nhân dân tự quản, xây dựng quy chế quản lý, sử dụng vỉa hè, thiết lập an ninh trật tự, an toàn giao thông đối với các hộ gia đình tham gia kinh doanh, buôn bán tại các tuyến phố gần đường giao thông, thành lập tổ thu gom rác thải trên địa bàn để giữ gìn vệ sinh môi trường, thu hút 60% dân số tham gia công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường. Đến nay, toàn thị trấn có 93,5% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, có 3 phố, 2 trường học giữ vững đơn vị văn hóa cấp tỉnh, 3 phố, 1 nhà trường giữ vững đơn vị văn hóa cấp huyện...
Trước sự phát triển không ngừng của thị trấn, để đô thị trung tâm của huyện dần mang dáng dấp của một đô thị văn minh, hiện đại, những năm gần đây huyện Hoa Lư đã có sự quan tâm và đầu tư cho bộ mặt của thị trấn thông qua việc lát vỉa hè, xây dựng một số công trình trang trí, tạo cảnh quan…
Cuối năm 2011, huyện đã đầu tư gần 3 tỷ đồng cho công tác chỉnh trang đô thị với việc trang bị hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí cho các tuyến đường trung tâm của thị trấn, lát vỉa hè khu vực nội thị, đặt các cụm pa nô, áp phích để đẩy mạnh công tác tuyên truyền trực quan về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tạo không khí vui tươi, sôi nổi chào đón khách du lịch khi đặt chân đến mảnh đất Cố đô./.
Bộ trưởng Ngoại giao thăm chính thức Myanmar  (12/03/2012)
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Pháp sắp diễn ra tại Hà Nội  (12/03/2012)
Tăng cường hợp tác quốc phòng 2 nước Việt Nam - Lào  (12/03/2012)
Phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (*)  (12/03/2012)
Khai mạc trọng thể Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI  (12/03/2012)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay