Bộ trưởng Ngoại giao thăm chính thức Myanmar
Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Wunna Maung Lwin, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã thăm chính thức Myanmar ngày 12-3-2012.
Trong thời gian ở thăm, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chào xã giao Tổng thống Thein Sein. Dự buổi tiếp có Bộ trưởng Ngoại giao, Công nghiệp, Thương mại, Tài chính và Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống của nước chủ nhà. Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Wunna Maung Lwin.
Tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Tổng thống Myanmar Thein Sein bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước; đánh giá cao việc lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm lẫn nhau; nhất trí hai nước sẽ tiếp tục phối hợp, tăng cường hợp tác trong quan hệ song phương cũng như trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trân trọng chuyển đến Tổng thống Thein Sein lời thăm hỏi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Bộ trưởng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp với Myanmar. Bộ trưởng Phạm Bình Minh thông báo phía Việt Nam hoan nghênh và đang tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Thein Sein để chuyến thăm đạt kết quả thành công tốt đẹp.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng bày tỏ cảm ơn và đề nghị Chính phủ Myanmar tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư.
Tại cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước và trao đổi, đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương.
Hai bên nhất trí cần tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao nhằm tạo sự gắn bó, tin cậy và định ra các đường hướng lớn cho sự phát triển quan hệ hai nước. Hai bên nhất trí cần đẩy mạnh việc thực hiện các thỏa thuận cấp cao, đồng thời đánh giá cao vai trò của các cơ chế như Ủy ban Hỗn hợp và Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước, thống nhất cần thúc đẩy sớm việc tổ chức họp các cơ chế này trong năm nay.
Hai bên nhất trí cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư và tăng cường xúc tiến thương mại.
Cụ thể, hai bên cần sớm tổ chức họp Tiểu ban Thương mại lần thứ 6 giữa hai nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng Việt Nam và triển khai các dự án đầu tư của Việt Nam tại Myanmar, trong đó có các dự án cụ thể về nông nghiệp, thủy sản, xây dựng khách sạn, hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, chế biến thực phẩm, may mặc…
Về hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, giáo dục và du lịch, hai bên khẳng định sẽ thúc đẩy các ngành hữu quan để sớm triển khai các thỏa thuận đã đạt được.
Hai bên thống nhất sẽ tiếp tục phối hợp với nhau tại các diễn đàn khu vực và thế giới, khẳng định cùng các nước ASEAN khác xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết và vững mạnh vào năm 2015. Phía Việt Nam bày tỏ hoan nghênh và ủng hộ Myanmar giữ chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2014.
Hai bên chia sẻ tầm quan trọng của việc đảm bảo hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC).
Nhân dịp này, phía Việt Nam hoan nghênh việc Myanmar đang tích cực xem xét tham gia Ủy hội sông Mekong quốc tế, góp phần vào việc sử dụng bền vững nguồn nước của con sông này./
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Pháp sắp diễn ra tại Hà Nội  (12/03/2012)
Tăng cường hợp tác quốc phòng 2 nước Việt Nam - Lào  (12/03/2012)
Phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (*)  (12/03/2012)
Khai mạc trọng thể Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI  (12/03/2012)
Việt Nam ủng hộ Lộ trình tương lai của UNESCO  (10/03/2012)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay