Các nền kinh tế mới nổi trước nguy cơ bị mất đà
21:43, ngày 10-03-2012
Ngày 9-3-2012, các nhà kinh tế Liên hợp quốc và quốc tế đã cảnh báo nguy cơ mất đà tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) , được coi là động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng.
Nhà kinh tế Eswar Prasad thuộc Đại học Cornell (Mỹ), nhấn mạnh mặc dù hầu hết các nền kinh tế đang phát triển đều tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, nhưng tăng trưởng kinh tế của thế giới đang phát triển đều có dấu hiệu suy giảm mạnh.
Khả năng các nền kinh tế mới nổi thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu đang bị thử thách. Các dấu hiệu mới nhất về sự suy yếu của nền kinh tế Brazil đã làm tăng lo ngại trong nền kinh tế thế giới. Brazil cho biết nền kinh tế nước này chỉ tăng trưởng 2,7% năm 2011, giảm 50% so với năm 2010.
Ngân hàng Trung ương Brazil đã phải giảm lãi suất tiêu chuẩn 0,75%, mức giảm cao đột biến, để thúc đẩy tăng trưởng. Trung Quốc cũng đã giảm mục tiêu tăng trưởng năm 2012 xuống mức 7,5% sau khi liên tục duy trì mức tăng 8% kể từ năm 2005.
Ấn Độ cũng thông báo nền kinh tế nước này chỉ tăng 6,1% trong quý 4 năm 2011, tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 2 năm qua. Ngân hàng Trung ương Nam Phi đã giảm mức tăng trưởng dự báo năm 2012 từ 7% xuống 2,5%.
Tổng Giám đốc Công ty Quản lý đầu tư Thái Bình Dương của Mỹ El Erian, hiện đang quản lý nguồn vốn 1.300 tỷ USD, thừa nhận đầu tư nước ngoài vào các thị trường mới nổi đang chậm lại.
Nếu trong năm 2010, các nhà kinh tế thế giới nói đến phục hồi kinh tế toàn cầu 2 tốc độ, trong đó các nền kinh tế mới nổi có tốc độ phục hồi tăng trưởng vượt xa tốc độ trì trệ của các nền kinh tế phát triển, thì vào thời điểm hiện tại, tăng trưởng của cả hai khối các nền kinh tế này đều trì trệ.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã giảm dự báo tăng trưởng năm 2012 của các nền kinh tế mới nổi từ mức 6,2% năm 2011 xuống mức 5,4%. Thách thức trực tiếp trước mắt đối với các nền kinh tế mới nổi là giữ cho tình hình không trở nên tồi tệ thêm./.
Hai Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (10/03/2012)
Một năm sau thảm họa Fukushima ở Nhật Bản  (10/03/2012)
Hoàn tất công tác chuẩn bị Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI  (10/03/2012)
UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 3  (10/03/2012)
Đảng ủy Khối cơ quan tỉnh phát động thi đua chào mừng 20 năm tái lập tỉnh Ninh Bình.  (10/03/2012)
Kim Sơn phát huy thế mạnh xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp  (10/03/2012)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay