Quảng Nam tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh
17:42, ngày 07-02-2012
TCCSĐT - Sáng 7-02-2012, tại thành phố Tam Kỳ, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh (1997-2012) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.
Tham dự lễ có các đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước, Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí lãnh đạo dại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, Quân khu 5, các địa phương trong khu vực; lãnh đạo các tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Sê Kông (Lào) kết nghĩa; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh các thời kỳ; các đồng chí lão thành cách mạng, đại diện các bà Mẹ Việt Nam Anh hùng; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh cùng đông đảo nhân dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn…
Diễn văn khai mạc của đồng chí Lê Phước Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và phát biểu của đồng chí Mai Thúc Lân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên sau tái lập tỉnh tại buổi lễ, đều khẳng định: 15 năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tranh thủ thời cơ thuận lợi, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức đưa địa phương từ một tỉnh có xuất phát điểm thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, kết cấu hạ tầng yếu kém, đời sống đại bộ phận nhân dân còn rất nhiều khó khăn, vươn lên thành tỉnh có mức phát triển trung bình khá của cả nước. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh liên tục trong nhiều năm, cơ cấu kinh tế với trụ cột là công nghiệp và dịch vụ hình thành ngày càng rõ nét, nông nghiệp phát triển ổn định từng bước chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá (tốc độ tăng bình quân tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) giai đoạn 1997 - 2000 tăng bình quân 7,6%, giai đoạn 2001 - 2005 tăng bình quân 10,4% và giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 12,86%; bình quân giai đoạn 1997 - 2010 tăng 10,57%. Năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế thế giới và trong nước nhưng GDP của tỉnh vẫn tăng trưởng 12,2%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, công nghiệp và dịch vụ ngày càng trở thành trụ cột chính của nền kinh tế (năm 1997, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp chiếm gần 48% GDP, năm 2011 xuống còn dưới 21%; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ từ 52 % lên trên 79%).
Diễn văn khai mạc của đồng chí Lê Phước Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và phát biểu của đồng chí Mai Thúc Lân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên sau tái lập tỉnh tại buổi lễ, đều khẳng định: 15 năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tranh thủ thời cơ thuận lợi, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức đưa địa phương từ một tỉnh có xuất phát điểm thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, kết cấu hạ tầng yếu kém, đời sống đại bộ phận nhân dân còn rất nhiều khó khăn, vươn lên thành tỉnh có mức phát triển trung bình khá của cả nước. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh liên tục trong nhiều năm, cơ cấu kinh tế với trụ cột là công nghiệp và dịch vụ hình thành ngày càng rõ nét, nông nghiệp phát triển ổn định từng bước chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá (tốc độ tăng bình quân tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) giai đoạn 1997 - 2000 tăng bình quân 7,6%, giai đoạn 2001 - 2005 tăng bình quân 10,4% và giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 12,86%; bình quân giai đoạn 1997 - 2010 tăng 10,57%. Năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế thế giới và trong nước nhưng GDP của tỉnh vẫn tăng trưởng 12,2%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, công nghiệp và dịch vụ ngày càng trở thành trụ cột chính của nền kinh tế (năm 1997, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp chiếm gần 48% GDP, năm 2011 xuống còn dưới 21%; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ từ 52 % lên trên 79%).
Kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn, các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch ngày càng phát triển. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Sóng liên lạc viễn thông đã được phủ đến hầu hết các huyện, kể cả các huyện miền núi cao, khu vực biên giới, hải đảo. (mạng lưới bưu điện từ 70 điểm năm 1997 lên 348 điểm phục vụ với 02 bưu cục cấp I, 18 bưu cục cấp II, 40 bưu cục cấp III, 153 điểm bưu điện văn hoá xã và nhiều đại lý đa dịch vụ khác).
Giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô, cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học. Đến nay, trên 80% số trường học trên địa bàn đã kết nối internet; 100% huyện, thành phố hoàn thành phổ cập tiểu học và THCS; 24% số trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng ở mức khá trong khu vực các tỉnh miền Trung với gần 21% đỗ đại học theo nguyện vọng I và 29% vào các trường cao đẳng.
Hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay đã có 11/18 huyện, thành phố có Trung tâm văn hóa - thể thao; 44/244 xã có Nhà văn hóa, 1.439/1.706 thôn có Nhà văn hóa. Toàn tỉnh có 813 thôn, khối phố, chiếm tỷ lệ gần 59%; 287.813 hộ gia đình, chiếm tỷ lệ trên 80%; 238 lượt tộc được công nhận các danh hiệu văn hóa; gần 1.400 cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
An ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân được tăng cường vững mạnh, hoạt động đối ngoại ngày càng tích cực đẩy mạnh.
Công tác xây dựng đảng được đẩy mạnh trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Vai trò Mặt trận và các đoàn thể ngày càng được khẳng định trong việc tập hợp, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng quê hương; chất lượng các phong trào quần chúng, các cuộc vận động do Mặt trận và các đoàn thể phát động được nâng lên…
Công tác xây dựng đảng được đẩy mạnh trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Vai trò Mặt trận và các đoàn thể ngày càng được khẳng định trong việc tập hợp, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng quê hương; chất lượng các phong trào quần chúng, các cuộc vận động do Mặt trận và các đoàn thể phát động được nâng lên…
Trong không khí hân hoan, phấn khởi về những thành quả đã đạt được, tỉnh tổ chức đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, phần thưởng cao quí của Đảng và Nhà nước trao tặng cho địa phương. Đồng chí Trương Tấn Sang, thay mặt Đảng và Nhà nước gắn Huân chương lên lá cờ truyền thống của tỉnh và phát biểu chào mừng. Đồng chí đánh giá cao những thành tựu mà Quảng Nam đạt được trong 15 năm qua trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, đồng chí cũng lưu ý, hiện Quảng Nam vẫn còn là tỉnh nghèo, còn nhiều khó khăn. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XX của Đảng bộ tỉnh, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam cần tiếp tục phát huy truyền thống trung dũng, kiên cường, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy nội lực, tiềm năng thế mạnh, tiếp tục đạt được những thành tích cao trên các lĩnh vực… Theo đồng chí, điều đặc biệt có ý nghĩa quyết định là Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam cần phải tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh; các tổ chức đảng thật sự có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, làm tốt nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra. Trong đó, cần tập trung cao vào việc đấu tranh ngăn chặn sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trước hết là trong cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp…
Phát biểu bế mạc buổi lễ, đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam cảm ơn Đảng và Nhà nước đã trao tặng địa phương Huân chương cao quí Hồ Chí Minh và xin hứa trong những năm tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện toàn diện đường lối đổi mới của Đảng, tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh, phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, truyền thống anh hùng và bản sắc văn hoá, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, huy động mọi nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững, cải thiện một bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ đưa Quảng Nam phát triển đạt mức khá ở khu vực miền Trung, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020./.
Tăng cường hợp tác song phương Việt Nam - Thái Lan  (06/02/2012)
Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân là sức mạnh của đất nước  (06/02/2012)
Đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc trong các lễ hội mừng xuân Nhâm Thìn  (06/02/2012)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam